"Chúng tôi đã cố gắng hết sức để mua sắm, nhưng đụng đâu cũng vướng vì luật pháp y tế có nhiều nội dung chưa rõ ràng. Nhiều khả năng làm công khai, minh bạch nhưng chúng tôi vẫn có thể bị rơi vào bẫy", PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, nói với VnExpress, ngày 16/8.
Như tại Điều 44, 45 Nghị định 98/2021 của Ch😼ính phủ quy định các trang thiết bị y tế phải được kê khai giá trước khi lưu hành và mua bán, song Bộ Y tế chỉ hậu kiểm, chủ sở hữu và nhà phân phối thiết bị y tế được toàn quyền kê khai giá. Tức là chưa có cơ quan đơn vị, chức năng thẩm tra lại giá kê khai thiết bị y tế thời điểm công bố có chính xác hay không, chưa có bên nào chịu trách nhiệm kiểm soát kê khai giá.
"Vậy bẫ𒁃y ở đây là gì? Nếu mua thấp hơn giá được công khai trên cổng thông t𓆉in của Bộ Y tế, sau đó cơ quan chức năng thẩm tra phát hiện giá này không chính xác, cao hơn so với giá được cho phép, thì không biết quy trách nhiệm cho ai. Có thể bệnh viện sẽ bị phạt vì mua sắm sai giá, thậm chí còn liên quan đến hình sự", ông Cơ nói.
Trong khi đó, Thông tư 14 ban hành năm 2020 của Bộ Y tế quy định về giá thiết bị y tế - tức là giá muốn mua của thiết bị, không được cao hơn giá tr♊úng thầu trong vòng 12 tháng trở lại. Nếu giá cao hơn thì phải giải trình nguyên nhân. "Cùng một loại thiết bị có rất nhiều mặt hàng, nhiều nhà phân phối với giá cả khác nhau. Bệnh viện không biết lấy giá nào cho phù hợp, nếu lấy giá thấp thì không bên nào tham gia đấu thầu", ông Cơ cho biết.
Quy định này cũng đặt ra bất cập. Nếu cứ lấy bằng hoặc thấp hơn giá trúng thầu trong vòng 12 tháng đổ lại, thì mặc nhiên giá năm sau phải thấp hơn giá năm trước. Đến một thời điểm nào đó giá của hàng hóa sẽ về số 0, ngược với quy luật thị trường là giá năm sau thường sẽ cao hơn năm trước và doanh nghiệp kinh doanh phải có lợi nhuận. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp không muốn tham gia tꦚhầu.
Ngoài ra, Quyết định 5086 của Bộ Y tế yêu cầu vật tư y tế đấu thầu thì phải được cấp mã nhưng hiện nay mới cấp được 180.000 trong khoảng 2 tr🌠iệu vật tư cần cấp mã. Mà không có mã thì không được cổng thông tin bảo hiểm y tế phê duyệt, từ đó không thanh toán được bảo hiểm y tế. Hay văn bản trong phân nhóm thiết bị y tế cũng mâu thuẫn. Thông tư 14 năm 2020 của Bộ Y tế được xây dựng dựa trên Nghị định 36/2016 của Chính phủ nhưng Nghị định này hiện đã hết hiệu lực. "Như vậy Thông tư 14 phải thực hiện thế nào, trong khi bệnh viện vẫn đang tuân thủ theo thông tư này?", Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai băn khoăn.
Hiện, có 3 hình thức đấu thầu mua sắm là cấp quốc gia, cấp địa phương và bệnh viện. Thông thường, để có thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, các bệnh viện công phải mua sắm thông qua đấu thầu gồm 4 bước: phê duyệt chủ trương và lập dự toán, lên kế hoạch, thẩm định giá, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu. Những vướng mắc PGS.TS Đào Xuân Cơ nêu trên thuộc khâu đầu tiên - tức lập dự toán.
Đấu thầu thuốc - đụng đâu vướng đó
Các bác sĩ cho rằng, khâu nào trong quy trình mua sắm hiện nay cũng "đầy rẫy bất cập" do các quy định không rõ ràng, thông tư hướng dẫn chưa bao phủ hết các tình huống. Do vậy, những người chuyên trách mua sắm rất áp lực vì phải đầu tư nhiều thời gian để kiểm tra💫, thẩm định hồ sơ. Cực khổ đã đành, đằng này họ "vừa làm vừa sợ sai".
Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy Nguyễn Tri Thức cho biết, ở khâu lên kế hoạch nếu thực hiện theo nguyên tắc "lấy lượng thuốc sử dụng năm trước để lập k༒ế hoạch cho năm sau" thì bệnh viện nào cũng vướng. Bởi hai năm qua toàn ngàn🌊h y tế tập trung chống đại dịch Covid-19, lượng bệnh nhân thông thường đến bệnh viện ít, thuốc và vật tư ít. Lấy con số này để lập dự toán kế hoạch mua sắm cho năm 2022 sẽ thiếu rất nhiều.
Thực tế, hồi tháng 6, Bệnh việ𒊎n Chợ Rẫy không chỉ thiếu một số loại thuốc hiếm, biệt dược dùng điều trị chuyên sâu mà còn thiếu cả một số loại thuốc phổ biến, giá rẻ, chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu điều trị. Trong khi đó, đây là một trong những bệnh viện đa khoa tuyến cuối lớn nhất cả nước, mỗi ngày có hàng nghìn lượt bệnh nhân từ nhiều tỉnh thành đến khám chữa bệnh.
Đặc biệt, trang thiết bị y tế khi mua sắm phải dựa vào định mức chung cho các bệnh viện trên toàn quốc, nên một số mặt hàng áp vào Bệnh viện Chợ Rẫy chưa thật sự phù hợp. "Một bóng đèn của máy chụp C🍃T chỗ khác một năm chưa hỏng nhưng ở đây chỉ ba tháng là không dùng được vì số lượng bệnh nhân rất lớn. Khi mua thì phải🔜 mua bóng đèn đồng bộ với máy, nhưng như vậy lại vi phạm chỉ định thầu. Còn không mua đồng bộ thì máy xem như trùm mền", bác sĩ Thức nói.
Khâu thẩm định giá được các bệnh viện cho là khó khănꦡ và tốn nhiều thời gian nhất. Trước đây Bộ Y tế làm, từ năm 2020 giao cho các đơn vị tự chủ động. Nhiều bệnh viện chưa quen, cộng với tâm lý "sợ sai" nên gặp nhiều khó khăn, đặc♔ biệt là với vật tư, hóa chất, trang thiết bị.
Lãnh đạo một khoa thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, các bác sĩ luôn cần thuốc, vật🦄 tư, trang thiết bị y t🅺ế tốt nhất, nhưng cơ quan bảo hiểm xã hội hay thanh tra chỉ căn cứ vào giá tiền. Việc này khiến một số mặt hàng không thể đấu thầu thành công vì nếu chọn giá rẻ thì không đạt các tiêu chí kỹ thuật, còn sản phẩm đảm bảo chất lượng lại có giá cao gấp nhiều lần.
Chẳng hạn, túi câu nước tiểu nếu chọn loại đáp ứng theo yêu cầu của bác sĩ thì giá cao gấ♑p 4-5 loại có giá thấp nhất khi đấu thầu. Mới đây, khi bệnh viện chọn được nhà thầu với giá bán 4.600 đồng mỗi cái, nhà cung ứng không chịu bán nữa 𒈔vì giá đã tăng. "Có bác sĩ hỏi thẳng tổ thẩm định, một con dao mổ của hãng từ châu Âu chỉ cần rạch một đường sẽ mổ được, trong khi dao Trung Quốc rẻ hơn phải rạch ba đường, vậy cần chọn giá nào", trưởng khoa này nói.
Cùng quan điểm, Giám đốc một bệnh viện chuyên khoa tại TP HCM cho biết, nguyên tắc khi ra đấu thầu là không nêu tên ✨thương mại, chỉ nêu hoạt chất. Cùng một hoạt chất phải chọn giá rẻ nhất. Trong khi đó thuốc của Trung Quốc, Ấn Độ thường rẻ hơn thuốc do các nước châu Âu sản xuất nên các bác sĩ thiếu "vũ khí tốt", không thể điều trị nhanh chóng, hiệu quả hơn cho bệnh nhân. Họ cũng khó kê đơn cho bệnh nhân ra ngoài mua thuố💜c tốt vì như thế là sai quy định.
Trong khi đó, đại diện một bệnh viện tại Hà Nội nói rằng đơn vị ông "khổ sở" nhất ở khâu đàm phán giá. Đầu tiên, bệnh viện phải lập kế hoạch, tham khảo giá được doanh nghiệp đưa ra, sau đó mời đơn vị độc lập thẩm định giá bán. Tuy nhiên, giá thẩm định lúc này đã thấp hơn giá bán💟 nên các công ty không muốn tham gia thầu. Ví dụ, bệnh viện đề xuất mua máy 1,4 tỷ đồng, bên bán cung ứng giá 1,3 tỷ nhưng bên thẩm định chỉ duyệt giá 1,1 tỷ. Cuối cù꧂ng bệnh viện không mua được, phải đi tìm mặt hàng khác, tốn thời gian làm lại hồ sơ.
Những vật tư bệnh viện không mua được qua đấu thầu, bác sĩ phải giải thích để bệnh n🍰hân mua ở ngoài, trong khi các văn bản quy định hiện nay chưa rõ ràng, bảo hiểm y tế sẽ không thanh toán vật tư mua ngoài cho người bệnh.
Bác sĩ kể, năm ngoái, bệnh viện sử dụng hơn một tỷ đồng do áp dụng kỹ thuật🍰 bơm xi măng cột sống có bóng. Tuy nhiên, thông tư quy định không liệt kê quả bóng vào danh mục ܫcác vật tư y tế được bảo hiểm y tế chi trả. Vì vậy, hơn 30 ca bệnh đã dùng quả bóng với gần một tỷ đồng, chưa được thanh toán. Hiện, bệnh viện phải loại quả bóng ra khỏi danh mục kỹ thuật, chỉ bơm không bóng, chấp nhận độ chính xác không bằng.
Ở khâu cuối cùng - thực hiện đấu thầu, các bệnh viện vẫn chưa dễ có được hàng. Nhiều mặt hàng bệnh viện mời đấu thầu nhưng không doanh nghiệp nào tham gia. Như Bệnh viện Chợ Rẫy🎉 mua sắm trên 900 mặt hàng thuốc để cung cấp cho bệnh nhân, đến tháng 6 còn khoảng 300 mặt hàng không có nhà thầu, phải tổ chức đấu thầu lại. Hai nguyên nhân chính khiến các nhà thầu không tham gia là: giá thị trường và nguyên liệu cao hơn nh⛄iều so với mức giá bệnh viện chào; các công ty không gia hạn được số đăng ký lưu hành thuốc nên không thể nhập khẩu, sản xuất kịp. Ngoài ra, quy định hiện nay là "nhà thầu phải chứng minh có sẵn mặt hàng tham gia đấu thầu trong kho" trong khi nhiều đơn vị chỉ sản xuất hàng khi được đặt.
Một bệnh viện tại Hà Nội xây dựng thầu 500 mặt hàng nhưng chỉ trúng thầu 450, trượt thầu 50. Khi đó, trong thời gian làm hồ sơ bổ sung lại tốn nhiều thời gian, bệnh viện phải "cố co kéo" khi sử dụng cho bệnh nhân. "Luật Đấu thầu cho phép chỉ định thầu trong tình huốnܫg cấp bách, song chưa rõ định nghĩa như thế nào là tình huống cấp bách. Bệnh viện mua sắm xong, sau này thanh tra lại bảo không cấp bách thì có khi chúng tôi phải ngồi tù", lãnh đ👍ạo bệnh viện này nói.
Ngoài những vướng mắc trong từng khâu mua sắm, nhiều bệnh viện thiếu thuốc vì thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục áp dụng hình thức đàm phán giá do Trung tâm Mua sắm thuốc tập trung Quốc gia thực hiện chậm (có kết quả phải gần một năm), dẫn tới bị động trong cung ứng thuốc tại cơ sở y tế. Như thuốc cho bệnh nhân ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy thuộc nhóm này, hiện thiếu do đấu thầu bị chậm.
Bên cạnh đó, sau dịch Covid-19, một số thuốc không còn được sản xuất hoặc các công ty trong nước không nhập được nguyên liệu để sản xuất. Huyết thanh đa giá kháng nọc rắn, dung dịch cao phân tử Dextran dùng trong điều trị sốt xuất huyết, phải nhập từ Thái Lan, hiện cũng hết hàng. Thuốc dopamin dùng cho cấp cứu tim mạch không còn nguồn cung ứng hơn một năm nay. Mặt hàng nghiện hướng tâm thần trong nước, ví dụ morphine dùng nhiều trong các bệnh viện, sản xuất trong nước, song cá🦄c công ty không nhập được nguyên liệu để sản xuất.
Gỡ vướng
Việc thiếu thuốc đẩy các bệnh viện vào thế khó, loay hꦓoay tìm cách "chữa cháy". Bác sĩ phải thay thế thuốc điều trị, áp dụng các phương pháp hỗ trợ... Nhiều bệnh viện vay mượn thuốc lẫn nhau. Bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế nhưng phải tự bỏ tiền túi ra🌸 ngoài mua những thuốc, vật tư trong danh mục bảo hiểm chi trả, vì bệnh viện không có để cấp phát.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định thiếu thuốc, vật tư y tế là "vấn đề nghiêm trọng, khiến người dân lo lắng", nên đề nghị các bộ, ngành, địa phương quyết liệt giải quyết tình trạng này. Ngành y tế cần rà soát quy định để làm tốt hơn; tránh tâm lý sợ sai, không dám làm. Chính phủ sau đó yêu cầu Bộ Y tế cắt giảm thủ tục cấp phép nhập khẩu, lưu hành thuốc và khẩn trương đấu thầu tập trung cấp q﷽uốc gia.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam khi làm việc với Bệnh viện Chợ Rẫy hồi tháng 6, cũng yêu cầu nơi này "phải kiến nghị những giải pháp dứt khoát để có thuốc cho dân", không thể để bệnh nhân phải tự bỏ tiền túi mua thuốc điều trị ở bên ngoài vì bệnh viện hết thuốc. Bệnh viện sau đó đã gửi Bộ Y tế 6 kiến nghị để giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
Trong khi đó, PGS Phạm Khánh Phong Lan (đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam) cho rằng, đấu thầu không phải là biện pháp duy nhất và cũng không là biện pháp tối ưu lúc này. Bà đề xuất bỏ đấu thầu, giao tự chủ cho bệnh viện. Với thuốc biệt dược gốc do các công t𒈔y sáng chế, giá rất đắt, khôಞng cần đấu thầu vì chỉ có một nhà sản xuất, Chính phủ, Bộ Y tế có thể đứng ra đàm phán, thương lượng để có giá thuốc tốt nhất.
Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, chính những vướng mắc về pháp lý chưa được tháo gỡ khiến hầu như các cơ sở y tế e ngại, không thể "dũng cảm trong mua sắm". Nếu có các văn bản pháp quy rõ ràng và tạo điều kiện cho việc mua sắm minh bạch, công khai, tốt thì chắc chắn những nhà quản lý, những giám đốc bệnh viện sẽ không khó khăn gì khi mua sắm trang thiết🐬 bị, vật tư y tế và thuốc cho người bệnh. "Nếu như tới đây các văn bản pháp quy được sửa theo hướng dễ làm, chắc chắn sẽ không có sự e ngại nào", ông nói.
Lê Phương - Chi Lê - Thư Anh