Trong khi các bệnh viện tuyến trên đều trong tình trạng quá tải từ khu vực khám bệnh, xét nghiệm, đến điều trị nội t🍌rú thì Bệnh viện Tâm thần ಌTrung ương 1 lại đìu hiu, vắng vẻ. Là bệnh viện đầu ngành tr🃏ong lĩnh vực tâm thần ở khu vực phía Bắc, trung bình một ngày bệnh viện chỉ có khoảng 80 💎lượt bệnh nhân khám, tính bình quân một bác sĩ chỉ phải khám cho 9 bệnh nhân một ngày.
Ông La Đức Cương, nguyêඣn Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 làm việc với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ngày 26/9, cho biết hoạt động của bệnh viện gần như phụ thuộc hoàn toàn và🍨o ngân sách cấp. Năm 2016, tổng thu bệnh viện hơn 105 tỷ đồng thì số thu từ viện ph🥂í, bảo hiểm y tế chỉ hơn 15 tỷ. Nguồn nhân lực của bệnh viện thiếu rất nhiều. Thực tế, theo các chuyên gia, dù đã có chính sách khuyến khích như miễn học phí, cấp học bổng, ra trường được bố trí côn𝔉g việc, có phụ cấp nghề nghiệp… nhưng rất ít sinh viên mặn mà với ngành tâm thần.
Bộ trưởng Tiến chia sẻ khó khăn với lãnh đạo bệnh viện vì đặc thù điều trị bệnh nhân tâm thần trong cơ chế tự chủ sẽ rất khó khăn. Bộ trưởng cho rằng bệnh viện cần năng động hơn đ💎ể có nguồn thu, cải thiện đời sống cho cán bộ nhân viên; đẩy mạnh công tác truyền thông liên quan đến bệnh cho cộng đồng và những kỹ thuật cao, mới... để bệnh 𝔍nhân tìm đến.
Nhiều người nghĩ tâm thần phải gào thét, trầm cảm nhưng đó là giai đoạn nặng. Có người suốt ngày cáu gắt, trầm tư, mất ngủ thường xuyên... cũng là rối loạn tâm thần cần được can thiệp. Xã hội ngày càng phát triển, tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần ngày càꦐng tăng. Ở nước ngoài, người đến các phòng khám chữa bệnh ngoài 🌜giờ nhiều nhất là trị liệu tâm lý.
Vì thế, theo Bộ trưởng, bệnh viện cần có khoa về tâm lý trị liệu để đáp ứng nhu cầu của ꧂người dân, thu hút người bệnh. Chăm sóc sức khỏe toàn diện cũ🎃ng rất cần bao gồm chăm sóc cả sức khỏe tâm thần, quản lý stress.
“Bệnh tâm thần là mộ♕t trong những chuyên ngành chẩn đoán và điều trị ﷽khó nhất, đòi hỏi các y bác sĩ yêu nghề, có tâm với nghề mới làm được”, Bộ trưởng Tiến chia sẻ.
Tại Việt Nam, rối loạn tâm thần là nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật. Ướ🦂c tính gần 15% dân số mắc các rối loạn tâm thần phổ biến, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Triệu chứng mắc bệnh tâm thần rất đa dạng, từ mất ngủ, suy nhược thần kinh đến loạn thần. Tâm trạng buồn rầu, bi quan, mất tự tin; các hành động cười vô duyên cớ, nói lẩm bẩm một mình... cũng là dấu hiệu tâm thần. Việc chẩn đoán sức khỏe tâm thần cũng khó hơn sức khỏe thể chất. Không có sự giúp đỡ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, bác sĩ chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khai thác bệnh nhân.