Những ngày tháng 4, đi ven dãy núi Ngọc Linh ở xã Trà Vinh (Nam Trà My, Quảng Nam), t𝄹iếng trống chiêng từ các bản làng người Ca Dong vang lên rộn rã cùng ♊tiếng mời nhau uống rượu. Âm thanh ấy không xuất phát từ một lễ hội hay cưới hỏi của đồng bào vùng cao mà từ một đám tang.
Bốn ngày trước, ông Đinh Văn Dểu (75 tuổi, thôn 3) qua đời. Đám tang dự kiến tổ chức gần một tuần, gia chủ mổ trâu, lợn… thiết đãi khách trước khi đưa ông cụ đi an táng. “Đám tang ở đây tổ chức lớn lắm, cả làng ăn uống no say suốt nhiề🦂u ngày. Đó vừa là tập tục vừa là làm theo lời căn dặn của người chết”, anh Hồ Văn Hều (35 tuổi) nói.
Theo tập tục của người Ca Dong, những người sắp chết sẽ༒ căn dặn con cháu tổ chức đám tang, đám giỗ của họ như thế nào. Nếu người đó dặn phải mua một con trâu thì phải làm thịt con trâu để thiết đãi dân làng. Còn dặn phải mổ hai con trâu hay nhiều hơn nữa, dù gia cảnh thế nào người sống cũng phải làm theo. Người dân không dám làm trái lời dặn, vì sợ người chết sẽ về đòi. Lúc đó gia chủ làm ă🧔n sẽ thất bát, mất mùa triền miên.
Ngoài ra, trong đám tang gia đình sẽ phải chôn theo những đồ đạc mà người chết từng sử dụng và những vật dụng, tài sản mà lúc sinh thời người này mua. “Điệ🍃n thoại di động, tivi… tất cả phải khiêng ra mộ rồi đập vỡ, để ở đó. Chỉ có những thứ nặng quá như xe máy, đường núi không khiêng nổi thì được miễn”, Trần Văn Tiến (27 tuổi), nói.
Tiến cho hay, gần một tháng trước, bố anh qua đời. Ông vốn là cán bộ xã vừa về hưu. Trước lúc🔯 chết, ꦐngoài căn dặn vợ cùng 9 người con mổ trâu, lợn, đưa theo những vật d😼ụng ông từng mua, bố Tiếnꦫ còn “chỉ đạo” con cháu sau đám tang phải mua tiếp một con trâu nữa để chuẩn bị làm lễ 100 ngày.
Làm tang cho bố xong, c🤪ác anh em Tiến vét hết tiền dành dụm nhưn𝔍g vẫn không đủ trả nợ. Phong tục ở đây không có tiền phúng điếu, chỉ có một số họ hàng xách con gà hoặc bỏ phong bì 1💮.000 đến 5.000 đồng, bởi nhà ai cũng nghèo.
“Đúng là người chết làm khổ người sống. Sắp tới còn phải lo lễ 100 ngày rồi đám giỗ, chẳng biết khi nào mới trả hết nợ", Tiến nói và cho hay, mặc dù🐭 cả gia đình anh không ai ăn được thịt trâu nhưng vẫn phải làm theo căn dặn của bố để đãi là💮ng.
Trường hợp của gia đình Tiến chưa phải là tốn kém nhất. Dân làng Ca Dong cho hay, khốn khổ nhất là những gia✃ đình có trẻ em không may chết sớm. Mặc dù không thể căn dặn nhưng bố mẹ em bé lại phải mua sắm sữa, bánh kẹo, áo quần… đưa ra mộ cho con đến khi đủ 18♒ tuổi mới thôi.
“Ở đây quan niệm trẻ em chết mà gia đình không cúng cho nhiều đồ đạc thì nó hay về đòi. Mấy đứa trẻ khó tính lắm. M💃ặc dù chưa ai thấy ma về đòi cả nhưng mỗi lần thấy người trong nhà đau ốm, gia súc bị chết hoặc mất mùa… thì đều nghĩ là người chết đang về đòi”, Tiến nꦡói.
Ông Nguyễn Hữu Quang, Phó chủ tịch UBND xã Trà Vinh, cho hay gần như toàn bộ dân số xã đều là người Ca Dong, trong đó 80% là hộ nghèo. “Người dân sống rất thoáng, chẳng suy nghĩ hay tiết kiệm gì cả. Tôi dự một số đám tang và thấy rất tốn kém vì tập tục làm theo căn dặn c🔯ủa người chết. Chính quyền cũng nỗ lực vận động nhưng đến nay chưa thay đổi mấy”, ông Quang nói.
Cũng chính vì những tậ💜p tục tốn kém mà nghèo đói vẫn luẩn quẩn trong những gia đình ngườꦗi vùng cao này.
Tiến Hùng