Tội nghiệp công cụ giáo dục điện tử bị hứng nỗi oan Thị Kính. Tại sao chúng ta hồ hởi, đón mừng và đánh giá cao loại hình sách điện tử, báo điện tử, các công cụ điện tử như chiếc TV, máy chiếu mà lại kỳ thị công cụ giáo dục điện tử như sách giáo khoa điện tử, học cụ điện tử…? Ngay cả cái bảng tương tác lâu nay cũng chịu chung số phận bầm dập tương tự, trong khi nó thật sự là một sản phẩm công nghệ cao. Tất cả cũng chỉ vì cái cách tiêu cực mà ai đó đưa chúng vào nhà trường nên chúng bị vạ lây. Có ai trong cuộc sống không cần tới con dao, nhưng chẳng lẽ do nó bị kẻ sát nhân sử dụng gây án mà con dao bị mọi người tẩy chay? Ai cũng biết máy tính có thể mở những trang web đen hay kết nối Internet có thể bị tin tặc xâm nhập hệ thống, nhưng nào🍃 có ai không sử dụng máy tính hay không nối mạng đâu.
Nếu không bình tĩnh và rành mạch chẳ✃ng ai dám đầu tư, phát triển hay kinh doanh các công cụ giáo dục điện tử nữa. Điều này sẽ làm thiệt thòi, gây hại cho chính con em chúng ta. Vừa là một phụ huynh, vừa là một nhà báo viết về công nghệ, tôi thật sự có thiện cảm với một số chương trình giáo dục trực tuyến, sách giáo khoa điện tử. Chúng không thể thay thế cho giáo dục truyền thống, nhưng lại giúp ích nhiều cho thầy trò nếu như được ứng dụng đúng đắn.
Chắc có người nói rằng sách giáo khoa nói riêng và chương trình giáo dục nói chung của ta đang đầy bất cập, cần phải sửa đổi, vậy hình thành bản điện tử làm chi? Cho dù bị coi là vậꦅy, các bộ sách giáo khoa vẫn đang là giáo trình chính thức trong nhà trường và học sinh phải học. Vì thế, chúng vẫn nên được chuyển thành bản điện tử để giúp thầy trò dạy và học tốt hơn. Sau này khi sách giáo khoa được chỉnh sửa, thậm chí bị thay thế nội dung hoàn toàn mới, việc cập nhật các phiên bản điện tử chẳng khó khăn gì.
Để làm nền tảng cho việc đưa các công nghệ cao vào nhà trường đúng đắn và đạt hiệu quả cao nhất, theo tôi, các cơ quan chức năng cần đưa ra những hướng dẫn, quy trình chuẩn, trong đó có việc giá❀m sát trước, trong và sau từng dự án. Dựa trên các cứ liệu khoa học và nghiên cứu, cần đưa ra những tiêu chuẩn của từng loại thiết bị phù hợp với từng độ tuổi, cấp học và mục đích sử dụng. Không có quy chuẩn chung, các loại biến tướng dễ dàng sinh sôi nảy nở. Có lẽ chẳng phải quá đáng khi ví von những kẻ coi giáo dục nói chung và phụ huy🌺nh nói riêng là những "bầu sữa" thơm tho, ngon lành như những con bạch tuộc có vô số cái vòi hút.
Trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào cuộc sống xã hội, có cái tự nguyện, nhưng cũng có cái là chuẩn mực mà mọi người ﷺphải tuân thủ. Chẳng hạn như việc Chính phủ bắt buộc các cơ quan công quyền phải vi tính hóa quy trình xử lý hồ sơ và phát h꧂ành các báo cáo, công văn dưới dạng điện tử. Vấn đề vẫn là phải có sự khảo sát, nghiên cứu một cách khoa học và khách quan trước khi ứng dụng bất cứ cái gì.
Ở các nước công nghiệp phát triển và giàu có, máy tính bảng không phải là một học cụ bắt buộc mọi học sinh phải có. Phụ huynh nào có điều kiện và thấy được sự hữu ích của máy tính bảng thì tự🐲 mua cho con em mình. Ở Mỹ, các trường đại học kết hợp với các nhà sản xuất có những chương trình tạo điều kiện cho sinh viên có được một chiếc laptop hay máy tính bảng để phục vụ cho việc học tập trong kỷ nguyên kết nối. Cũng ở Mỹ, nơi ngân sách công chủ yếu là do khả năng thu của từng địa phương, học khu nào có điều kiện tài chính rủng rỉnh thì trang bị miễn phí máy tính bảng cho học sinh làm công cụ học tập. Thậm chí những trường tư nhân cũng coi việc trang bị các công cụ học tập hiện đại như một tiêu chuẩn cạnh tranh, thu hút học sinh. Dù là trường công hay trường tư, chẳng hề có chuyện coi phụ huynh là cỗ máy in tiền. Và việc triển khai các chương trình này được giám sát chặt chẽ, phải nằm trong những quy trình, quy chuẩn rõ ràng, bao gồm tiêu chuẩn thiết bị, cách sử dụng và việc đưa nó vào nhà trường. Tiền ngân sách là tiền thuế của người dân, không thể đùa giỡn được. Cách làm của Mỹ thật tuyệt vời, nhưng chẳng có bao nhiêu nước có khả năng làm được như vậy. Bởi vậy, các nước khác lại càng phải cẩn trọng hơn nữa trong việc tìm ra những giải pháp tối ưu và khả thi cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào nhà trường.
Việc đưa công nghệ hiện đại vào giáo dục cũng như bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống xã hội nên được ủng hộ nếu như không muốn bị tụt hậu và không hội nhập được vào cộng đồng thế giới. Nhưng việc l🤡ợi dụng yêu cầu thiết yếu này để trục lợi, đặc biệt là vì🍸 lợi ích cá nhân và lợi ích nhóm cần được chống đối kiên quyết.
Nhưng việc ứng dụng công nghệ cao vào giáo dục là cần phải làm hợp lý, địa lợi, nhân hòa. Bất luận thế nào các công cụ - cho dù là người máy siêu thông minh như con người - vẫn không thể thay thế cho con người; đặc biệt là trong giáo dục. Máy chiếu, bảng tương tác, màn hình kết nối Internet… đều chỉ là công cụ học tập. Có thêm sự trợ giúp của các công nghệ tiên tiến, việc dạy và học sẽ không chỉ có hiệu quả hơn mà 👍còn thú vị, hào hứng hơn; trường lớp sẽ không phải là một chốn nặng nề cho cả thày và trò nữa.
Những hệ thống dây chuyền công nghệ chỉ lắp ráp ra được những người máy. Hệ thống giáo dục muốn đào tạo ra những con người thì phải do những con người tương tác với nhau trong suốt quá trình học tập. Đừng nên lạm dụng công nghệ, cưỡng ép nó phải làm những chuyện mà nó không được thiết kế để phục vụ cho việc đó. Giáo dục là một lĩnh vực nhạy cảm, gốc của mọi thứ trên cuộc đời này. Giáo🌠 dục không phải là chốn để làm giàu tiền bạc, mà chỉ là nơi để làm giàu tri thức và nhân cách.
Xin trả lại sự công bằng cho các công cụ giáo dục điện tử chân chính. Chúng là những thành quả của tiếꩲn bộ khoa học kỹ thuật phục vụ con người, chúng chẳng làm gì nên tội. Người thông minh phải biết sử dụng các thiết bị thông minh một cách thông minh để giúp mình càng thêm thông minh.
Phạm Hồng Phước