Trước những tranh cãi về việc "Dùng điệnౠ một giá hay bậc thang lũy tiến☂ có lợi hơn?", nhiều độc giả VnExpress cho rằng nới rộng khoảng cách luỹ tiến giữa các bậc mới là điều mà phần đông người sử dụng cần:
Nhiều người đang nghĩ dùng điện một giá tương ứng với việc họ sẽ chỉ phải trả theo giá bậc thấp. Vậy nên họ yêu cầu tính điện một giá, nhưng bản thân lại không hiểu cơ chế điện một giá là như thế nào? Cá nhân tôi thấy điều c💝hỉnh lại các mức của thang điện là hợp lý nhất.
Đưa ra phương án điệ▨n một giá nhưng thực chất là tăng giá điện. Tại sao không tính bằng giá bán lẻ bình quân mà lại bán cao gấp rưỡi giá này? Cơ sở để áp dụng giá này là gì? Tôi cho rằng vẫn 🌱nên áp dụng bậc thang, nhưng phải giãn cách các bậc ra và khi đọc công tơ cần chính xác.
Tính giá điện theo bậc thang là có lợi nhất cho người nghèo và người thu nhập trung bình trong xã hội. Nhà giàu họ dùng rất nhiều điện nên phải đóng ở mức giá cao. Các bạn nên hiểu điện là nguồn tài nguyên chứ không như các mặt hàng khác để mà khuyến khích dùng nhiều. Nhà giàu dùng nhiều cũng một mức giá như người nghèo thì cạn kiệt điện, không có mà dùng. Có chăng nên để bậc thang thứ nhất ở mức 1-2꧙00 kWh là được vì dân giờ ai cũng phải có tủ lạnh, tivi rồi. Mức dưới 50 kWh không phù hợp nữa.
Tính bậc 1 từ 0-100 kWh là không thỏa đáng, vì đa số các hộ gia đình đều có sử dụng tủ lạnh chạy 24/24h. Riêng chạy mỗi tủ lạnh không, mỗi tháng cũng ngót 90 kWh, vậy còn các thiết bị khác thì sao? Nên cần có một đơn vị độc lập xác định xem có bao nhiêu gia đình thuộc diện khó khăn cũng như các hộ có thu๊ nhập thấp và lượng tiêu thụ điện của các hộ đó thì mới tính được. Thiết nghĩ, bậc 1 nên tínhཧ ở khoảng 0-250 kWh là hợp lý nhất.
>> Điện một giá 2.890 đồng một kWh - 'bình✤ mới rượu cũ'
Không cần áp một giá nhưng cần đánh giá lại bậc thang giá điện. Đời sống người dân được nâng cao thì nhu cầu dùng điện tối thiếu c▨ũng cao hơn so với trước. Nên꧂ nâng mức tiêu thụ tối thiểu ở bậc 1-2, giãn cách các bậc còn lại, phân ra theo vùng đô thị. Thành phố lớn thì nhu cầu dùng điện cơ bản cao hơn nên giãn bậc cơ bản (bậc 1-2) lên cao hơn vùng núi, nông thôn.
Điện bậc thang đang là cách tính phù hợp nhất. Nhưng theo tôi nên kéo dài khoảng cách của các bậc. Vì 🌸giờ hầu như mỗi nhà trung bình cũng phải 500 kWh, nên vẫn theo giá cũ nhưng bậc ba sẽ lên t🌟ới 500 kWh.
Thực ra, vẫn nên tính theo bậc thang để mọi người ti💫ết kiệm điện hơn, và cũng phù hợp với việc sử dụng nguồn điện chi phí cao (than, dầu...). Nhưng chỉ nên tính bốn bậc thôi, v🌌í dụ: dưới 100 kWh; 100-250 kWh; 250-500 kWh; trên 500 kWh. Mỗi bậc giá chênh nhau khoảng 20%.
Đồng ý với góp ý của Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam. Nên nới rộng khoảng cách luỹ tiến giữa bậc 1-2, bậc 2-3 và tối đa bậc 3 là 300 kWh. G🧸iá cao nhất bậc 3 cũng không nên trên 3.000 đồnꦓg một kWh (đã gồm thuế VAT), để đảm bảo người nghèo, công chức, người về hưu... có điều kiện chi trả mà không chịu tác động quá lớn về tiền điện. Còn bậc 4 và 5 tương ứng 400 kWh hoặc 700 kWh trở lên để buộc người dùng nhiều phải trả tiền điện cao hơn. Mức chia như vậy, theo ông, sẽ đảm bảo công bằng, có sự bù trừ giữa hộ dùng ít và dùng nhiều, trong khi tránh cho ngành điện không thua lỗ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trangÝ kiến tại đây.