Bố muốn lưu lại cảm xúc của buổi hai bố con mình đi thăm viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố Lạng Sơn (hay còn được gọi là Nghĩa trang Liệt sĩ Hoàng Đồng) vào buổi chiều tháng Hai này. Có rất nhiều thông tin bố con mình đã trao đổi trong suốt buổi chiều hôm đó, những câu hỏi, câu trả lời của con luôn được nhìn qua ♔“lăng kính” của “một em bé đang tập đánh vần”, nên nó rất khác lạ so với suy nghĩ của bố.
Câu chuyện được bắt đầu ngay khi ngồi lên xe đi:
- Con biết Tổ Quốc là gì không?
- Con có chứ!
- Vậy là gì hả con?
- Tổ Quốc là các nước ấy ạ, màꩵ bố dạy con ở quả địa cầu ấy.
- Ừ đúng rồi, Tổ Quốc là Đất Nước. Thế con biết vì sao bây giờ chú🎀ng ta được sống trong hòa bình không?
- Hòa bình là gì hả bố?
- Là cuộc sống hiện tại, kh💮ông có đánh nhau, không có chiến tranh. Con có biết để đư♕ợc như vậy, mình phải biết ơn các thế hệ đi trước, anh hùng liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc này không?
- Thế “liệt sĩ”, “hy sinh” là gì ạ?
- Hy sinh là💫 những người lính đã mất (chết – do Na vẫn không hiểu) để bảo vệ Tổ Quốc. “Liệt sĩ” là để nói về người lính đã hy sinh.
- Thế sao ông nội cũng đi bộ đội mà không bị𒁏 hy sinh ạ?
- Không phải ai đi bộ đội cũng bị hy sinh con ạ, khi tham gia chiến đấu, có người hy sinh, có người chỉ mất một phần cơ thể như bị mất tay, mất chân…thì gọi là “thương binh”. Còn như ông nội nhà mình, là ông đi bộ 🀅đội, nhưng trong thời gian đi bộ đội ông bị bệnh nên người ta gọi là “bệnh binh”.
- Thế ông ngoại cũng đi bộ đội thì ông ngoại 𝐆là gì ạ? Là༒ “thương binh” hay “bệnh binh”?
- Ông ngoại cũng đi bộ đội, nhưng hết chiến tranh là ông xin nghỉ, nhưng ông không bị thương gì nênꦬ không gọi là “thương binh” hay “𒅌bệnh binh”.
- Thế chú Nick Vujicic c🦩ó phải là “thương binh” không bố?
- Ôi con tôi, không 𓄧phải con ạ, chú ấy là bị kh💖uyết tật bẩm sinh, không phải do chiến tranh làm cho mất tay mất chân như “thương binh”.
Khi bước vào nghĩa trang, thắp từng nén nhang trên mỗi phần mộ liệt sĩ, Na vừa hỏi t༺iếp:
- Bố ơi sao trên bia mộ nhiều số thế?
- Nhiều số là do Nhà nước ghi lại ngày sinh, ngàyꦚ mất của các liệt sĩ con ạ!
- Bố ơi sao mình phải thắp hương hết các mộ ạ?
- Ừ, vì mình không phải thăm mộ người thân nào, mà tới thăm và thắp hương chung cho các liệt sĩ, nên mình sẽ thắp một lượt hꦇết các ngôi mộ.
- ………
- “Rờ o Ro ngã Rꦫõ”, Bố ơi sao trên mộ này không có số ạ?
- À, đây là mộ của “Liệt sĩ CHƯA RÕ TÊN” .
- Thế là liệt sĩ này tên là “CHƯA RÕ TÊN” ạ?
- Không phả🐽i đâu, đây là phần mộ của Liệt sĩ mà khi họ hy sinh mọi người không kịp biết tên, không có thông tin về tên tuổi của họ. Ở đây con ﷺsẽ thấy có rất nhiều mộ như vậy.
Cuối cùng, hai bố con dừng lại một lúc lâu trước phần mộ của nhà báo IsaoTakano 🌠người Nhật Bản - người được biết đến như là phóng viên nước ngoài duy nhất hy sinh trong chiến tranh biên giới 1979 này.
Sau khi mua kẹo cho Na, trở về nhà, Bố hỏi:
- Hôm nay con đi với bố có thích không?
- Con có ạ!
- Vì sao con thích?
- Dạ, vì con được chụp ảnh và được mua kẹo ạ!!!
Câu trả lời của con không trùng với mong muốn của bố, nhưng thôi không sao vì con mới chỉ hơn 5 tuổi, làm sao con có thể trả lời là con thích vì đã cùng bố đi thăm Nghĩa trang, tri ân các Liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc? Bố mong từng ngày con lớn lên, con biết đọc, biết viết, bố sẽ dạy con đọc và chép bài thơ đầu꧃ tiên là bài “Đất Nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà Bố thường hay trích dẫn:
“Khi ta lớn Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa..” mẹ thường hay kể.
…
Mai này Con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời….
Bố và con, cả hai đều sinh ra sau chiến tranh, không có kỷ niệm nào về chiến tranh như các cụ, các ông, các bác…nhưng không vì thế mà chúng ta không biết gì về chiến tranh. Chúng ta tìm hiểu về chiến tranh, để biết ơn những thế hệ cho ông đi trước đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, để biết trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại như ý nghĩa cái tên mà ♌ông bà Nội của con đã dành để đặt cho bố.
Hoàng Thanh Bình