Trí nhớ của con người như một chiếc hộp, sẽ luôn lựa chọnཧ những thông tin quan trọng, ấn tượng để ghi nhớ. Có phải vì thế mà bất cứ cái gì liên quan đến chữ "đầu tiên" cũng được trí nhớ của ta ưu ái mà lưu giữ lại: mối tình đầu tiên, cảm giác run rẩy khi lần đầu tiên chạm tay ai đó, và cả chiếc điện thoại đầu tiên mà ta được sởಞ hữu trong đời?
Tôi nhớ như in cảm giác hạnh phúc khi được cầm trên tay chiếc điện thoại đầu tiên. Năm đó tôi 18 tuổi. 18 tuổi, tôi cảm giác như mình có mọi thứ: đỗ Đại học, được lên Hà Nội học, lại còn được mua cho chiếc điện thoại nữa. So với nỗi lo vì sắp tới chỉ còn một thân một mình, niềm vui khi được tự do làm điều mình thích, được sở hữu món đồ mình ước ao còn lớn hơn nhiều. Tôi không kịp biết rằng cái giá của sự tự do luôn đi cùng với nỗi cô đơn. Nhưng tôi khi ấy chưa vội để ý đến nỗi cô đơn, tôi còn đang lâng lâng trong niềm vui mới được có một chiếc điện thoại. Chiếc điện thoại đầu tiên của tôi, nó là mơ ước xa xỉ mà không biết bao nhiêu đêmඣ tôi cố gắng chới với trong giấc mơ để cầm lấy. Bây giờ, nó đã nằm gọn lỏn trọng tay: chắc chắn, tin cậy, bóng bẩy và đầy kiêu hãnh với thương hiệu Nokia 6030.
Tôi lơ lửng trên tầng mây thứ 9. Chiếc điện thoại cũng không thể nằm yên trong túi tôi lâu, chốc lát tôi lại bỏ ra, lại ngắm, lại vuốt, lau nhẹ dọc thân máy. Tuy nhiên, niềm vui thì chóng qua, mà nỗi buồn lại cứ lừ lừ tiến đến. Tôi cảm thấy sự háo hức buổi sáng cứ vơi dần qua từng giờ, và tắt ngấm khi chỉ còn lại một mình trong căn phòng trọ. Đèn đã tắt, chỉ có ánh sáng điện thoại làm bạn cùng tôi. Màn hình điện thoại sáng lên với biểu tượng đôi bàn tay chìa ra nắm lấy nhau. Tôi cũng thèm một bàn tay đưa ra để nắm lấy tay mình như thế. Danh bạ điện thoại trống trơn, vì ngoài tôi ra, trong nhà không còn ai có cả. Mẹ tôi đã cố chắt chiu từ✱ng ngày để mua chiếc điện thoại ấy, cho tôi. "Mẹ đi gọi nhờ là được". Mắt tôi tự nhiên nhòe nhoẹt nước, tôi vô thức bấm *101#. Chưa đầy vài giây sau tin nhắn đến. "Số tiền trong tài khoản của quý khách là...". Ừ, ít ra trong thời khắc cô đơn và bất lực ấy, tôi gửi tin nhắn đi và đã có một người sẵn lòng đáp trả...
Chiếc điện thoại cùng tôi bước qua nỗi cô đơn tại Hà Nội. Nó bên tôi mọi lúc, mọi nơi không rời. Danh bạ của tôi đã có thêm những người bạn mới, trong đó có ♑cả cậu bạn tầng dưới. Bạn nhắn tin cho tôi được 3, tôi trả lời được 1. Không phải vì kiêu căng, chỉ vì tôi chưa bấm phím đủ nhanh thôi. Nhưng có lẽ sự chậm trễ nhắn tin của tôi lại rất hợp với kiểu e lệ của cô gái quê vừa lên phố. Bạn không khó chịu, vẫn gửi đi 3 để nhận về được 1 vài câu ngắn ngủi.
Nếu bâ♈y giờ để chọn điện thoại, bạn có hàng nghìn tiêu chí: camera♊ kép xóa phông, màn hình tai thỏ... thì chúng tôi khi ấy "nhất sóng khỏe, nhì pin trâu". Và chiếc điện thoại của tôi, dù mức giá khiêm tốn, nhưng lại đáp ứng rất vừa vặn hai yếu tố này. Chẳng thế mà trong một đợt tình nguyện tại Tuyên Quang, nó được nâng niu hơn cả mấy chiếc cảm ứng đời đầu khi đó, vì nằm trong số ít điện thoại bắt được sóng trên vùng cao. Lúc ấy mới thấy một vạch sóng quý giá đến nhường nào.
Chiều chiều, chiếc điện thoại của tôi lại rộn ràng những thanh âm quen thuộc của chương trình radio tương tác Xone 🍬FM, đêm đêm là giọng đọc truyện truyền cảm của phát thanh viên trong truyện kể đêm khuya. Nó làm tôi bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà...
Bạn có nghĩ, mở một chiếc điện thoại cũng giống như đang mở toang một cánh cửa bước vào tâm hồn ai đó? Với tôi là vậy. Điện thoại tôi luôn đầy tràn tin nhắn. Vìꩵ tôi luôn muốn giữ những lời yêu thương, nhắn nhủ của gia đình, bạn bè dành cho tôi mỗi dịp quan trọng. Cảm giác mỗi lần bắt buộc phải xóa đi một tin nhắn trong hộp thư cũng xót xa và không đành lòng như phải chia tay một thứ gì quý giá vậy. Thư đến là của những người thương yêu tôi, thư đi là những quan tâm tôi dành cho mọi người. Còn hộp th🐈ư chưa gửi...là những day dứt, những dằn lòng mà tôi chưa một lần can đảm dám ấn nút "Send".
Chiếc điện thoại ấy cùng tôi đã cùng nhau bước qua những ngày cô đơn đầu đời. Chỉ tiếc là ❀tôi không thể giữ nó mãi bên mình như lời đã từng hứa. Tôi bị mất trong một lần đi học.
Tôi đã khóc như một đứa trẻ. Nó là thứ tài sản lớn nhất của tôi khi ấy𝔍, là thứ để tôi liên lạc với gia đình. Trên tất cả, nó là một người bạn không ai có thể thay thế, là nơi cất giữ những bí mật và những kỉ niệm của riêng tôi. Tôi khóc không phải vì sợ, mà vì cảm giác mất mát đi của tâm hồn mình.
Nên nếu ai hỏi: Bạn thích nhất chiếc điện thoại nào? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời: "Nokia 6030, pin trâu, sóng khỏe và ⛎một trời thương nhớ mà nó đã từng dành cho tôi".
Nguyễn Thị Kim Anh
Từ 25/10 đến 21/11, chuyên trang Số hóa của VnExpress tổ chức cuộc thi "Chiếc điện thoại Nokia đầu tiên của tôi". Đây là nơi bạn đọc chia sẻ kỷ niệm về chiếc điện thoại di động Nokia đầu tiên mà mình sở hữu, những giá trị mà hãng công nghệ Phần Lan mang lại. Thời gia🅘n gửi bài dự thi bắt đầu từ 10h ngày 25/10 đến hết 24h ngày 21/11, tương đương 4 tജuần thi.
Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ trao ba giải thưởng tuần cho b🔯a bài viết có số điểm cao nhất, mỗi giải là một điện thoại Nokia 3.1 trị giá 3,99 triệu đồng.
Cuối cuộc thi, ban tổ chức sẽ lựa chọn ra các bài dự thi có chiếc điện thoại Nokia đầu tiên v🌌ẫn còn sử dụng được cho đến hiện nay để chấm điểm, sau đó chọn ra ba bài viết có nội dung hay và cảm xúc nhất để trao giải đặc biệt. Mỗi giải là bộ đôi điện thoại Nokia 6.1 Plus (trị giá 6,59 triệu đồng) và Nokia 5.1 Plus (trị giá 4,79 triệu đồng).
Gửi bài dự thi tại đây