Sáng 28/1, miền Bắc mưa phùn. Vợ chồng chị Nguyễn Thị Hoài, 38 tuổi, xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, khoác áo mưa ra 🧸ruộng từ 5h để kịp thu hoạch 3 tạ bắp cải, giao cho thương lái đến từ Quảng Ninh lúc 1h chiều.
Đến giữa trưa, chị Hoài định gọi cho thương lái thì chuông điện thoại reo. "Có dịch rồi, em không sang lấy hàng nữa đâu", đầu má🦩y bên kia nói. Hoài đáp lại trong vô thức "thế à", nhưng trong đầu chỉ nghĩ đến 4 mẫu 𝕴rau chưa kịp bán.
Canh tác hơn 20 mẫu ruộng (khoảng 7,2 ha) nhưng Hoài chỉ nhận mình là dạng "lꦕàm ăn vặt" so với các hộ làm 30, 40 mẫu của xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc. Tháng 7 hàng năm, gặt xong lúa, vợ chồng Hoài lái máy cày ra đồ꧟ng làm đất, chuẩn bị trồng màu cho vụ thu đông và bán Tết. Bắp cải, su hào, cà chua, súp lơ, luân phiên, mỗi loại 2-3 tháng là thu hoạch.
Tಞrên ruộng, ngoài vợ chồng Hoài, thường có 5-7 phụ nữ làm thuê. Tùy công việc nhẹ nhàng hay phải gánh gồng, cuối ngày chị thanh toán tiền công cho mỗi người từ 200.000 đến 550.000 đồng.
Tổng đầu tư cho mỗi sào ruộng (360 m2) tới lúc thu hoạch khoảng 4,5 tr▨iệu đồng. Song làm nông nghiệp với Hoài, cũng giống như "đánh bạc với đất", chỉ biết số tiền mình đặt cược, chứ không thể biết trước sẽ thắng, hòa, h🎉ay lỗ. Một vụ rau suôn sẻ từ đầu đến cuối, được mùa, được giá, vợ chồng chị có thể lãi gần 100 triệu đồng. "Nhưng không bao giờ có chuyện suôn sẻ từ đầu đến cuối", chị nói.
Vựa rau màu huyện Gia Lộc gieo trồng hơn 6.000 ha mỗi năm, sản lượng trên🔜 100.000 tấn. Thương lái đa số từ miền Nam, Quảng Ninh, Hà Nộ▨i, những đợt đắt hàng, vào đợt thu mua, họ ít khi phải chọn mà mua nguyên sào, nguyên ruộng.
Song cũng có những lần được mùa mất giá như vụ đông 2018, họ▨ trả Hoài 8.000 đồng cho mỗi bịch su hào 20 củ, không quên buông một câu "Em còn cân cho chị là may". Buồn bực, tủi thân, Hoài cầm rựa chém nát một vạt củ, rồi quăng hết lên bờ, quyết không bán.
"Giờ ai đến mua là chị bán, giá nào cũng bán", Hoài nói, tròn một tuần sau khi Covid-19 bùng ph🅷át ở Hải Dương. Sau buổi trưa bị thương lái Quảng Ninh thất hẹn, Hoài gọi hơn chục cuộc điện thoại cho tất cả khách hàng thân quen, và cả không quen, mong bán gấp ít nào hay ít đó, song đều nhận lại những câu từ chối.
"Hàng chục người gọi rồi, nhưng Hải Dương nhà chị như thế, ai dám về nữa mà buôn với bán", một thương lái⛦ người Hà Nội nói với Hoài.
Cả năm hầu như không ra khỏi tỉnh, một ngày của Hoài lặp lại từ nhà ra đồng rồi trở về nhà, việc giãn cách toàn tỉnh không gây bất tiện, song bất lợi. Hoài nhì🙈n 4 mẫu rau mơn mởn nằm im trên mặt ruộng, nhớ lại giờ này năm trước, chị cũng rát tai vì điện thoại, nhưng không phải là chị gọi "lạy lục" họ mua hàng mà là khách chuyển tiền đặt cọc, hẹn ngày về lấy rau.
Khắp xã Lê Lợi khi ấy lúc nào cũng rầm rầm tiếng xe tải, nhà cửa vắng tanh nhưng cánh đồng đông nghịt. Vợ chồng họ cơm trưa không kịp ăn, chân xỏ ủng nhựa, lội ruộng cả ngày nhưng vẫn mỏi miệng cười. Mấy ngày nay từ làng xóm đến ruộng đồng đều im ắng như bỏ hoang, chỉ vẳng tiếng loa truyền thanh nhắc nhở người dân🐲 phòng dịch bệnh.
Hoài vẫn ra đồng. Bới đống su hào, súp lơ trắng, chị nhẩm🧸 tính quá𒁏 mùng 10 tháng giêng là già, không bán được là mất vài trăm triệu đồng. Nhưng rồi Hoài vẫn làm đất, chuẩn bị cho một canh bạc mới, với dưa lê, dưa hấu. "Mình trồng rau lỗ quen rồi, chả mất ngủ. Canh này mất thì đợi canh sau", chị cố lạc quan.
Trong khi đó, cách những cách đồng Gia Lộc 10 km, ở đất đào Gia Xuyên, thành phố Hải Dương, lão nông 60 tuổi Vũ Văn Hoạt không giấu được thất vọng. Người trồ💛ng đào như ông Hoạt, cả năm đói hay no, chỉ phụ thuộc hai tuần cuối tháng chạp. "Giá mà dịch muộn 10 ngày thôi thì đã có Tết", ông than.
20 năm nay, v💛ợ chồng già xen trồng cả rau củ và hoa đào trên mảnh ruộng thuê 2 mẫu. Nhไưng vụ rau đông 2018 không chỉ là "canh bạc" buồn với riêng chị Hoài và nông dân Gia Lộc. Sau vụ rau mỗi sào lỗ 800.000 đồng năm ấy, ông Hoạt quyết tâm, chuyển hết đất sang làm đào.
Tùy từng giống đào, có kiểu chăm sóc, chăm bón và đất trồng khác nhau, nên hầu như ông Hoạt không tính được chính xác vốn bỏ ra. "Đào ghép thì 100 triệu đồng mỗi sào, sức lao động tự bỏ ra chưa tính. Nếu mua gố⛎c cũ thì một sàoඣ, 60 gốc đã mất gần 30 triệu tiền cây, nên nói tiền đầu tư chính xác là rất khó", ông nói.
Ngày nào cũng đội nón, vác điếu cày ra ruộng từ sáng đến chiều, ông Hoạt ăn ngủ cùng cây đào, cắt tỉa luôn tay để đào ra nhiều cành, tự uốn từng thân, thế, tỉ mỉ từ cách tuốt lá. Kinh nghiệm của người thợ trồng đào khó tính buộc ông phải tuốt lá đào làm 3 lượt, ban đầu ở gốc, xong lại quay lại từ đầu tuốt lưng cây, rồi mới đ꧙ến ngọn. Tuốt liền một loạt, hoa nở không thể kìm.
Năm nay mùa đông kéo dài, chuẩn bị tuốt lá gặp giá rét, nhựa thân đặc, nụ rất to, mịn. Những thân đào một năm trong vườn ông Hoạt đã trổ hoa ngay tại thân, dày đặc nụ. "Hoa năm nay vừa tới, đẹp lắm, đẹp nhất trong vòng 20 năm tôi tꦗrồng đào", ông Hoạt xuýt xoa, tiếꦰc rẻ.
Tết Tân Sửu, ông có 400 cây đào thế hai năm tuổi, 300 cây đào thế một năm tuổi, 500 cây đào thả để lấy gốc và hơn 1.100 cây đào cắ♐t cành. Ông Hoạt ngắm ruộng hoa, nhẩm tính từ đầu tháng chạp, ít ra cũng lãi 200 triệu đồng. Nhưng dịch bệnh ập đến nằm ngoài dự tính.
Từ cuối tháng 1, thương lái Quảng Ninh, Hà Nội bắt đầu vào tận vườn ngắm, chọn cây, có khách thấy đào năm nay đẹp hơn hẳn, đặt cọc trước vài chục tr♕iệu để "xí" những gốc đầu tiên. Sáng 28/1, ông Hoạt còn thuê 2 thợ buộc đào, cuốc gốc sẵn để sắp tới khách tới lấy chỉ việc chất lên xe. Thông tin dịch bệnh ập đến giữa t🐻rưa, ông thất thểu ra ruộng trả tiền công rồi bảo họ đi về.
"Tôi định thuê các cô m♕ấy buổi, nhưng dừng thôi, Covid-19 rồi quấn làm gì nữa, q𒐪uấn rồi lại phải cắt ra", ông giải thích.
Một ngày sau khi ổ dịch ở TP Chí Linh được công bố, trong khi chị Hoài gọi hàng ꦅchục cuộc điện thoại năn nỉ thương lái về cắt rau với "giá nào cũng được, ông Hoạt cũng nhận nhiều cuộc gọi "đòi tiền cọc". Các khách hàng nghe tin dịch đồng loạt hủy đơn.
Những chủ vườn trẻ quanh xã ông quyết định xin giấy phép địa phương để gửi đào theo ôtô vào miền Nam, nhờ người thân bán hộ. Mỗi chuyến xe lên đường, dù xác định phải bỏ ra 50 đến 60 triệu đồng, nhưng chưa ai trong số họ dám chắc khi tới🐼 nơi, có được hạ cây xuống bãi để bán hay không.
TP Hải Dương có 275 hecta trồng đào, song trước khi bùng dịch, mới tiêu thụ khoảng 10% diện tích này. Trước nguy cơ cả nghìn hộ dân trồng đào mất Tết do dịch Covid-1🌳9, không có khách mua, Chủ tịch UBND thành phố kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân tỉnh này "giải cứu" đào Tết. Song hàng vạn gốc đào quanh xã ông vẫn còn nguyên.
Tầm này mọi năm, qua Tết ông Táo, bà Hoạt lại nhắc chồng chọn gốc đào đẹp nhất vườn đánh về đặt giữa sân, bên cạnh cây quất để tụi nhỏ mua đèn nháy về gꦜiăng cho vui mắt. Nhưng năm nay, chán nản vì dịch bệnh, Tết không tiền tiêu, bà không buồn nhắc ông, cũng chẳng ngó đến ruộng đào. Chỉ có ông Hoạt, hôm nào cũng lững thững ra vào, nhìn hoa đẹp đỏ ruộng "như càng trêu ngươi người trồng", ông rầu rĩ.
Trong số🍌 chục khách đặt cọc, chỉ duy nhất một thương lái Hưng Yên còn do dự. Ông Hoạt bám vào hy vọng rằng người ta không kỳ thị cây đào vùng dịch, chấp nhận lấy cây, nên vẫn miệt mài tưới tưới, bón bón, thui thủiꦚ một mình giữa cánh đồng, tối om mới về nhà.
Sống giữa tâm dịch Chí Linh, bà Phương Thị Đông, 57 tuổi, xã Nhân Huệ, từ nhiề꧅u ngày nay đã tìm được "nguồn tiêu thụ" cho mẫu rau 🎃chưa kịp bán của mình: Các khu cách ly tập trung trên địa bàn thành phố.
Xác định không thu lợi được từ vụ rau này, ngay từ ngày bùng dịch, bà Phương cùng nhiều nông dân trong làng đã gọi điện cho nhau, bàn cách mang rau đi "ủng hộ". Chiều 30/1, tiếng♓ loa truyền thanh của xã Nhân Huệ đã vọng khắp ngõ ngách, vận động người dân quyên góp rau củ, nông sản miễn phí cho các khu cách ly tập trung.
Bà Phương nghe loa gọi, đội nón ra đồng, thấy khoảnh ruộng nào cũng thấp thoáng người. "Chị đi cắt rau ủng hộ hở?", bà Phương gọi với ra, hỏi một người phụ nữ cắt sಞúp lơ, cà rốt bên kia mương gật đầu 🎃đáp. Còn 2 luống bắp cải chưa kịp bán, bà Phương chiều ấy cắt cả, dồn được 2 bao tải mang lên trụ sở uỷ ban. Các chuyến xe rau của nông dân Nhân Huệ những ngày này đã đến với bếp ăn của các khu cách ly tập trung như thế.
Chồng mất sớm, ba con gái đều đã có gia đình riêng, bà Phượng một mình chăm một mẫu hoa màu. Nguồn cung rau khan hiếm từ sau lũ miền Trung cuối tháng ꦫ10 và tháng 11 khiến bà Phương lạc quan vào giá hoa màu. Ngày 27/1, trên chính mảnh ruộng nhà mình, bಞà bán được cho thương lái 14.000 đồng mỗi kg cà rốt, cao gấp đôi thời điểm này năm trước.
Vụ đông suôn sẻ, bà dự tính sẽ thu lãi gần 30 triệu đồng. Song cũꦆng như chị Hoà🍒i, ông Hoạt và nhiều nông dân Hải Dương, dịch bệnh ập đến, bà Phương đành tự an ủi "còn người còn của".
Những ngày này,♐ việc đầu tiên sau khi thức dậy, bà Phương mở điện thoại cập nhật tình hình dịch bệnh, rồi xỏ ủng, đạp xe ra đồng. Hôm thì cắt rau đi ủng hộ, hôm thì buộc giàn đỗ leo, bà tin tưởng khi giàn đỗ cho quả cũng là khi dịch bệnh được đẩy lùi, cánh đồng Chí Linh sẽ nhộn nhịp trở lại. Bà cũng sẽ gặp lại hai đứa cಌháu ngoại ở ngay xã bên, nhưng vì cách ly mà cả Tết này không được gặp.
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của tỉnh Hải Dương hơn 155.000 ha, trong đó riêng rau màu khoảng 20.000 ha. Ông Trần Anh Quân, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, cho biết khoảng 70% hoa màu hàng năm được tiêu thụ ngoại tỉnh, các thị trường൲ lớn là các tỉnh phía Nam, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội. Hàng hóa, nông sản tỉnh này vẫn được lưu thông song theo ông Quân, do tâm lý e ngại dịch bênh, nhiều thị trường đã chấm dứt đặt hàng dẫn đến tiêu thụ khó khăn. Hiện chưa có thống kê về thiệt hại ngành trồng trọt do tác động của đợt dịch bệnh lần này.
Tỉnh Hải Dương có khoảng 2 triệu dân, sinh sống ở 12 huyện, thị xã và thành phố. Từ 🐽ngày 28/1 đến tối 2/2,♛ trên địa bàn TP Chí Linh, các huyện Nam Sách, Kim Thành, Cẩm Giàng, thị xã Kinh Môn và TP Hải Dương ghi nhận tổng số 224 ca Covid-19.
Thanh Lam