Ông Phạm Thanh Phong, có 1,7 ha lúa, gần một ha nếp tại tuyến tránh TP Hồng Ngự, Đồng Tháp, tuần tới sẽ thu hoạch. Hôm qua, ông nhận cọc bán lúa OM18 giá 8.600 đồng một kg, nếp giá 7.600 đồng một kg. Với mức giá này, mỗi ha lời hơn 20 triệu đồng, gấp đôi so với năm ngoái.
Giá lúa cao chưa từng có, người nông dân 56 tuổi rất mừng, song chưa an tâm vì hợp đồng mua bán với thương lái luôn phải chờ đợi. "Khi nào cầm tiền bán lúa trong tay mới chꦏắc ăn", ông nói và cho biết đa phần nông dân miền Tây mua bán cho thương lái, doanh nghiệp thông qua cò lúa. Khi giá rớt xuống thương lái sẽ đòi giảm, nếu không sẽ bỏ cọc, còn giá tiếp tục tăng nông dân vẫn bán theo hợp đồng.
T♓rường hợp giá giảm, để đỡ thiệt hại, thương lái thường kéo dài ngày tܫhu hoạch cho lúa khô hơn, thậm chí không cân lúa ngay khiến chủ ruộng lo lắng. "Thà giá tăng mua bán còn dễ, giá tuột là rất mệt với thương lái cho nên tôi thấy nông dân luôn chịu thiệt, luôn nắm đằng lưỡi", ông Phong nói.
Cách đó khoảng 30 km, ông Nguyễn Tri Phương, huyện Tân Hồng, vừa xuống giống lúa được 20 ngày. Nhiều thương lái hỏi mua, đặt cọc đến 8.300 đồng một kg, song ông từ chối vì lo hợp đồng không đảm bảo. Nông dân này quyết định bán 🅠lúa sát ngày thu hoạch, đúng giá thị trường, ꩲcũng không trữ lúa chờ giá.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hòa ở ruộng kế bên cho biết mới được chủ đại lý phân bón thông báo giá tăng nhanh. Phân đạm tăng từ 450.000 lên 600.000 đồng, phân DAP cũng tăng từ 600.000 đồng lên gần một triệu đồng mỗi bao. "Lúa mới lên thì♋ phân bón đã tăng 20-40%. Đến lúc cắt lúa chưa chắc nông dân đã bán được giá cao", ông Hòa nói.
Theo ước tính của nông dân, trong 3 tháng lúa sinh trưởng trên đồng, họ rải phân 4 lần 500-600 kg mỗi ha, định kỳ phun 4 lần thuốc bảo vệ thực vật, thêm 5-6 lần nếu xuất hiện sâu bệnh. Tổng chi phí khoảng 30 triệu đồng mỗi ha, việc thâm dụng nhiều phân bón, thuốc bảoꦦ vệ thực vật, nên lợi nhuận của người trồng lúa luôn bấp bênh.
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, không thiệt hại nặng do sâu bệnh, năng suất lúa đạt 6-8 tấn/ha. Giá lúa bình quân ♏5.000 đồng mỗi kg, nông dân hòa vốn hoặc lời 10 triệu đồng mỗi ha. Vụ này lúa tăng thêm khoảng 2.000 đồng một kg, tức họ lãi thêm 12-16 triệu đồng/ha và thấp h💫ơn nếu năng suất không đạt như dự tính. Thống kê 50% hộ nông dân ở miền Tây có diện tích đất dưới 0,5 ha.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 54% diện tích, 55% sản lượng và khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Việt Nam có diện tích gieo trồng lúa đứng thứ 6 trên thế giới (khoảng 7,2 triệu ha), đứng thứ 5 về sản lượng, năng suất cao nhất khu vực ASEAN và ⛦tốp đầu thế giới.
Bộ này đang🥀 đẩy nhanh việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành, tổ chức thực hiện đề án phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển hệ thống logistic, nâng cao cạnh tranh của nông sản Việt Nam.
Ngọc Tài