Những ngày giữa tháng 2, vườn sầu riêng rộng một♋ ha, giống Ri6 và Mongthong, của anh Tr♒ần Đăng Khoa, 32 tuổi, xã Tân Lập (Tân Thạnh, Long An) chuẩn bị thu hoạch đợt hai. Do nằm trong khu vực đã được cấp mã số vùng trồng, sầu riêng vườn anh được thương lái mua giá 150.000 đồng mỗi kg.
Chủ vườn cho biết, gia đình có 3,5 ha đất, trước đây trồng lúa ba vụ, mỗi năm trừ chi phí, thu về𒀰 khoảng 100 triệu đồng. Do lợi nhuận thấp, anh chuyển một phần diện tích sang trồng thanh long. Tuy nhiên, do giá trái cây này không ổn định, hơn 5 năm trước, sau khi tham quan nhiều nhà vườn ở Cai Lậy, Tiền Giang, anh vay vốn ngân hàng chuyển sang trồng sầu riêng.
Thời gian sầu riêng cho trái mất tới 4-5 năm, anh chỉ chuyển đổi một ha, phần còn lại vẫn duy trì cây lúa và trồng thêm mít Thái để "lấy ngắn nuôi dài". Bình quân, một gốc sầu riêng từ lúc trồng đến lúc thu hoạch, chủ vườn đầu tư khoảng 7 triệu đồng. Do đó anh Khoa tốn chi phí đầu tư hơn một 𝓡tỷ đồng cho mỗi ha sầu riêng trồng 150-180 gốc.
"Với năng suất 🍬15 tấn một ha, sau khi thu hồi vốn đầu tư, trừ chi phí phân thuốc mỗi ha ước tính lợi nhuận hơn một tỷ đồng", anh Khoa nói và cho biết vừa san ruộng, đắp mô hai ha đất lúa của gia đình để mở rộng diện tích sầu riêng.
Cách đó 50 km, ông Nguyễn Văn Đông, 50 tuổi, xã Hậu Thành (Cái Bè, Tiền Giang) từ sáng sớm cùng nhân công bón phân cho một ha sầu riêng đã được 4 năm tuổi, dự kiến năm saꦫu thu hoạch trái.
Ông Đông cho biết, trước đây gia đình trồng lúa, 𒅌mỗi năm chỉ lãi 20 triệu đồng. Khoảng 4 năm trước, mít Thái có giá cả trăm nghìn đồng một kg, ông cùng nhiều nhà vườn bỏ lúa, chuyển sang trồng mít. Tuy nhiên, giá mít sau đó lao dốc, bán không ai mua. Cùng thời điểm này sầu riêng có giá cao, gần 100.000 đồng một kg, nên ông tiếp tục đốn bỏ mít chuyển sang trồng sầu riêng.
"Vườn nhà tôi có tổng cộng 200 gốc sầuܫ riêng, mỗi gốc đã bỏ chi phí khoảng 4 triệu đồng, tương đương 800 triệu đồng, do chi phí cao nên tôi ♚phải vay thêm ngân hàng", ông Đông nói.
Ông Đông không p♔hải là hộ cá biệtꦫ tại địa phương hết mặn mà với cây lúa, mít. Trong vòng 3 năm, diện tích sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang từ 14.500 ha tăng lên 17.600 ha.
Tình trạng nông dân ồ ạt trồng sầu riêng cũng phổ biến tại các tỉnh miềᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn Tây như Cần Thơ, Hậu Giang, với diện tích hàng nghìn ha. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từng có đề án "Phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực đến năm 2030", quy hoạch diện tích sầu riêng cả nước 65.000-75.000 ha. Tuy nhiên, hiện đất trồng sầu riêng cả nước đã trên 80.000 ha và đang còn tăng lên.
GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, nguyên Trưởng khoa Nông nghiệp Đại học Cần Thơ, lo ngại tình trạng nông dân đổ xô trồng sầu riêng mà thiếu quy hoạch sẽ gây ra nguy cơ có nơi trồng không hợp thổ nhưỡng. Điển hình như ở huyện Tân Phước (Tiền Giang) chủ yếu đất phèn trũng, chỉ thích hợp các loại cây như khóm, nếu trồng sầu riêng sẽ tốn nhiều chi phí cải tạ🔯o đất.
Ông Vệ cũng cảnh báo những vùng có nguy cơ bị ngập lũ như Đồng Tháp Mười (gồm một phần của ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp) nếu trồng sầu riêng mà không có hệ thống đê bao an toàn sẽ gây ra nhiều rủi ro. Mặt khác, ở những vùng có cống ngăn mặn, nhưng nếu thời gian dài thiếu nước ngọt, phèn từ dưới đất sẽ xì lên làm chết cây. Do đó, nông dân trong vùng này khi trồng sầu riêng cần lên kế hoạch trữ nước ngọt đủ qua mùa 🔜khô hạn.
TS Võ Hữu T♒hoại, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam, đánh giá tình trạng nông dân ở miền Tây ồ ạt trồng các loại cây ăn quả sau đó bị rơi vào vòng luẩn quẩn "được mùa mất giá" từng xảy ra. Chẳng hạn trước đây cây mít Thái giá ca⭕o, nông dân đổ xô trồng, sau đó giá mít xuống còn 5.000 đồng một kg, phải đốn bỏ. Hay như cam sành Vĩnh Long diện tích vượt quy hoạch, cung vượt cầu sau đó phải nhờ giải cứu.
"Hiện trong 80.000 ha sầu riêng, chỉ có 5% diện tích được cấp mã vùng trồng xuất khẩu chính ngạch Trung Quốc, nên nếu nông dân tiếp tục trồng tự phát, cung vượt cầu sẽ✅ tiềm ẩn nhiều rủi ro", ông Thoại nói và cho biết về lâu dà🀅i nhà nước cần có chính sách khống chế diện tích để đảm bảo đầu ra được ổn định.
Ngoài ra, chính quyền cần quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định, xây dựng thương hiệu kết hợp hệ thốn💟g doanh nghiệp đảm bảo đầu ra. Bởi sầu riêng là loại cây "nhà giàu", không ưa ngập𓄧 úng, khó chịu khô hạn, chi phí đầu tư cao, nếu doanh nghiệp bao tiêu bỏ dở giữa chừng khiến nông dân gặp khó khăn.
Hoàng Nam