Cánh đồng lúa ở huyện biên giới An Phú, tỉnh An Giang, bước vào giai đoạn thu hoạch rộ. Trên đồng, máy gặt đập liên hợp làm việc hết công suất. Từng hàng xe thu gom lúa mang ra các tuyến đường tập ℱkết, chờ thương lái đến cân, chuyển xuống ghe.
Đứng cạnh hơn trăm bao lúa vừa thu hoạch xong, ông Lê Thanh Nhã đốc thúc thương lái cân lúa để kịp vềꦡ trông nhà cho con đi dạy học. Vụ này ông sạ giống Đài Thơm 8, năng suất khoảng 9 tấn một hꦏa cao hơn các năm 1-2 tấn, giá bán 6.900 đồng một kg.
"Năm nay lúa được mùa, giá cao, nông dân phấn khởi lắm", ông nói và cho biết ch🎃i phí sản xuất ít hơn so với các năm do phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều giảm. Cụ thể, phân đạm từ 900.000 đồng còn 700.000 đồng mỗi bao 50 kg; phân NPK và DAP đều giảm tương ứng 10-20%. Nhờ đó ông lãi hơn 12 triệu đồng cho 0,5 ha lúa, cao hơn ba triệu đồng so với năm ngoái.
Gần đó, bà Võ Thị Quyến cũng vui mừng vì sau hai mùa lỗ vốn, đã có lãi 90 triệu đồng cho ba ha lúa mới thu hoạch. "Thời tiết thuận lợi nên năng suất tăng hơn các mùa trước, giá báಞn cao hơn 1.000 đồng mỗi kg so với vụ Đông Xuân năm ngoái", bà Quyến nói. Bà cho biết thêm đây là vụ sản xuất chính trong năm, năng suất cao, thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh, được nông dân trông đợi nhất.
Vụ Đông Xuân này, A🙈n Giang xuống giống hơn 245.000 ha lúa, năng suất tăng hơn so với cùng kỳ do mùa nước nổi lớn hơn các năm, ruộng đồng bồi đắp nhiều phù sa, kỹ thuật canh tác của nông dân nâng cao. Tương tự, Kiên Giang thu hoạch hơn 32.000 ha lúa trên tổng diện tích xuống giống của toàn tỉnh là 281.000 ha, năng suất bì🍸nh quân đạt 6,3 tấn mỗi ha.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 54% diện tích, 55% sản lượng và khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Việt Nam có diện tích gieo trồng lúa đứng thứ 6 trên thế giới (khoảng 7,2 triệu ha), đứng thứ 5 ൲về sản lಞượng trong khi năng suất cao nhất trong khu vực ASEAN và trong tốp đầu của thế giới.
Ngọc Tài