Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi tuần trước, Bắc Kinh quyết định dừng mua nông sản Mỹ để trả đũa việc Tổng thống Donald Trump tuyên b🀅ố áp thuế 10% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc.
"Đó là đòn giáng mạnh vào hàng🍌 nghìn nông dân và chủ trang trại đang🎀 gặp khó khăn", Zippy Duvall, chủ tịch Liên hiệp Nông trại Mỹ, cho biết.
"Giờ chúng tôi sẽ mất tất cả tại thị trường tạo ra 9,1 tỷ USD năm 2018", ông nói, lưu ý 🐼xuất khẩu đã giảm mạnh so với năm 2017 khi các mặt hàng xuất sang Trung Quốc đạt giá trị 19,5 tỷ USD.
Cá🀅c đối thủ đảng Dân chủ của Trump trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2020 cũng đưa chiến t🐈ranh thương mại vào nội dung vận động. Trong chuyến dừng chân tuần trước ở Iowa, bang nông nghiệp ủng hộ Trump trong cuộc bầu cử năm 2016, cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo tranh chấp thương mại "sẽ khiến nhiều người bị phá sản".
Trump hôm 13/8 phủ nhận các lời chỉ trích, cho rằng Trung Quốc mới là bên gây khó khăn. "Họ nói sẽ mua nông sản nhưng tới nay, họ đã khiến tôi thất vọng vì làm không đúng những gì đã nói", Tổng thống Mỹ 💖c▨ho hay.
Nông dân Mỹ đang chịu nhiều áp lực. Theo Liên hiệp Nông trại Mỹ, tính t༒ới 30/6, tỷ lệ trang trại phá sản đã tăng 13% sau 12 tháng.
Nhưng chiến tranh thương mại, điều dẫn tới việc Bắc Kinh áp thuế lên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Mỹ như đỗ tương, chỉ ♕là một yếu tố.
Liên hiệp Nông trại Mỹ cho hay doanh thu kém từ nông nghiệp trong nhiều năm liền, lợi nhuận 🎶từ tài sản nông nghiệp kém, nợ nần, thiên tai và năm thứ hai các sản phẩm nông nghiệp Mỹ bị đánh thuế là nhữn🥃g nguyên nhân khiến nông dân nước này gặp khó khăn.
Mưa lũ vào mùa xuân và đầu hạ gây ngập lụt các vùng đất nông nghiệp rộng lớn, làm chậm vụ gieo trồng, thậm chí nhiều nơi không thể canh tác. Ngoài sản lưꩵợng chắc chắn bị ảnh hưởng, nông dân còn lo lắng vụ mùa thu hoạch muộn sẽ bị sương muối đầu thu gây hại.
"Thiệt hại do thời tiết không có gì bất thường, nhưng không phải ở quy mô này", Jamie Beyer, nông dân ở Whe🐭aton, bang Minnesota, chuyên trồng đỗ tương, ngô, củ cải đường và c𒉰ỏ linh lăng, nói. "Cộng thêm các vấn đề tranh chấp thương mại, chúng tôi đau đầu hơn".
Bộ Nông nghiệp Mỹ hồi đầu tuần dự đoán sản lượng đỗ tương năm nay sẽಞ giảm, nhưng sản 💦lượng ngô tăng dù diện tích trồng nhỏ hơn.
John Reifsteck, người trồng ngô và đỗ tương ở Illinois, cho hay mỗi người có kinh nghiệm riên⛎g và các yế🐽u tố may mắn và đưa ra quyết định đúng đóng vai trò rất lớn.
"Chắc chắn các vấn đề thương mại giữa Mỹ với Trunಞg Quốc hay với Mexico và Canada đang ảnh hưởng tới giá thị trường, đặc biệt là đỗ tương, chúng tôi mắc kẹt ở giữa", ông nói.
Sản lượng dồi dào trong vụ thu hoạch những năm trước🍰 cũng khiến nông sản giảm giá, dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Trung Quốc khiến đàn lợn suy giảm, kéo theo sự sụt giảm trong nhu cầu đỗ tương.
Blake Hurst đã tìm cách gieo trồng trên đồng ruộng ở tây bắc Missouri, nơi nhiều trang trại khác đang ngập nước. Nhưng trong hoàn cảnh thời tiết phức tạp và căng thẳng thương mại như hiện nay, anh không mong năm nay ♌sẽ thu được lợi nhuận.
"Kinh nghiệm lâu năm cho thấy thời tiết rồi sẽ khá hơn", Hurst nói. "Nhưng chúng tôi đã kẹt trong chiᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚến tranh thương mại 18 tháng rồi và không biết nó có được cải thiện không".
Tuy nhiên, anh khẳng định những thách thức này không n♎găn được nông dân ủng hộ Trump "vì ông⛎ dám đối đầu với Trung Quốc".
Nhiều nông dân Mỹ có chung quan điểm với Hurst, dù họ hứng chịu thiệt hại không nhỏ từ lũ lụt và chiến tranh thương mại. Theo khảo sát mới nhất của Trung tâm Purdue về Nông nghiệp Thương mại, 78% nông dân Mỹ cho biết họ tin cuộc chiến tranh thương mại với ✱Trung Quốc cuối cùng cũng vẫn sẽ mang lại lợi ích cho ngành nông nghiệp Mỹ. Tỷ lệ này gần tương đương với mức ủng hộ 79% dành cho Tổng thống Trump trong nhóm nông dân Mỹ.
Chính quyền Trump đã nỗ lực giảm bớt thiệt hại cho nông dân khi tung ra gói trợ cấp 28 tỷ USD, nhưng các chuyên gia cho rằng đây chỉ là giải pháp ngắn hạn, khó có thể ꦯgiúp nông dân về lâu dài.
James Bullard, chủ t🎉ịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang St.Louis, nơi chủ yếu canh tác nông nghiệp, đã gọi chiến tranh thương mại là "bước ngoặt bất ngờ" sau 4-5 năm nông nghiệp phát triển tốt. Ông cho rằng trợ cấp của chính phủ "có lẽ không đủ hiệu quả để thực sự bù đắp được những gì đã xảy ra do tranh chấp thương mại".
Bruce Rohwer, một nôngꦉ dân ở tây bắc Iowa kiêm chủ tịch Hiệp hội Trồng ngô của bang, nhận xét khoản hỗ trợ "chỉ là phản ứng tượng trưng" và "về dài hạn, cần giải quyết vấn đề xây dựng lại lòng tin với đối tác t𓄧hương mại".
Hồng Hạnh (Theo AFP)