Những ngày qua, gia đình ông Đinh Văn Rẫy, ở xã Sơn Liên, huyện miền núi Sơn Tây, vui như "trúng số" vì giá cau liên tục tăng, hiện 80.000 đồng một kg, có lúc lên đến 85.000 đồng một ཧkg. Chỉ cần bán một buồng cau nặng 20 kg, ông💟 thu về 1,6 triệu đồng, tương đương một tạ gạo.
Mùa cau ở huyện miền núi Sơn Tây bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc cuối 🍃năm âm lịch với khoảng 4-5 tháng cau cho quả rộ. Với giá cả liên tục tăng, từ 50.000 lên 80.000 đồng, hai thán🤪g qua ông thu hơn 400 triệu đồng. Nếu giá cả ổn định đến Tết, vườn cau của ông có thể cho tiền tỷ.
Ông Rẫy là hộ trồng cau lâu năm ở Sơn Tây. Nhiều năm qua, ông liên tục mở rộng diện tích, dù giá biến động lên xuống. "Nhiều người chuyển sang trồng keo khi thấy cau rớt giá nhưng tôi vẫn trồng cau vì ít công chăm sóc, đảm bảo nguồn thu h💯àng năm", ông nói. Theo ông, cây cau dễ trồng, 5 năm là có trá💦i, 20 năm cây mới già cỗi.
Nhiều năm trước, với giá dao động 15.000-25.000 đồng, gi🦂a đình ông Rẫy thu hàng trăm triệu mỗi vụ, giúp đời sống khấm khá, mua xe máy, tivi, tủ lạnh. Năm nay, giá cau tiếp tụꦉc tăng cao, ông nghĩ đến việc gửi tiết kiệm hoặc sắm vàng.
Không có vườꦆn như ông Rẫy nhưng anh Lê Văn Kỷ (ở xã Sơn Long) cũng được hưởng lợi khi cau tăng giá. Cách làm của anh Kỷ là mua nhiều vườn cau nhỏ theo mùa (từ lúc ra bông, hết mùa trả lại cho chủ đất) với giá 25.000 đồng một kg, sau đó chăm sóc, thu hoạch và bán cho các chủ vựa.
Anh Kỷ cho biết với tổng diện tích vườn đi mua gần nửa ha, khoảng một tháng qua thu 4 tấn cau, bán hơn 250 triệu đồng, đạt mức hòa vốn. Nếu giá cau còn neo ở mức cao, anh có thể kiếm hàng trăm triệu đồng trong nhܫững tháng tới.
Theo các thương lái, khác với những năm trước giá cau lên x꧙uống thất thường hoặc neo ở một mức giá thì năm nay liên tục lập đỉnh. Hồi tháng 6, cau tươi ở ⛄Quảng Ngãi dao động từ 45.000 một kg (cả cuống lẫn quả), rồi tăng dần lên trên 60.000 đồng một kg. Đến tháng 9, giá cau chạm mốc 80.000 đồng/kg, chưa có dấu hiệu xuống.
Có những ngày giá cau thay đổi trong vài giờ, từ sáng đến chiều tăng 5.000 đồng mỗi kg. Các thương lái lý giải nguyên nhân là Trung Quốc tăng cường nhập khẩu cau qua đường tiểu ngạch, để làm kẹo cau và dược liệu. Những năm trước cau thường phải sấy khôꦇ mới bán đi thì năm nay có thể bán tươi, hàng tiêu thụ nhanh hơn trước.
Từ một loài trồng để ăn trầu chống lạnh, cau trở thành cây kinh tế của người dân huyện Sơn Tây, nơi cách TP Quảng Ngãi 100 km. Ông Phạm Hồng Khuyến, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sơn Tây, cho biết huyện có hơn 1.000 ha câ𓃲y cau, nhiều nhất ở các xã Sơn Dung, Sơn Long, Sơn Mùa, trong đó khoảng 600 hộ trồng từ 1.000 cây trở lên. Đây là cây trồng bản địa, thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng và thói quen chăm sóc của người địa phương.
Huyện có 16 cơ sở thu mua cau, xuất khẩu tiểu ngạch chủ yếu sang Trung Quốc, ngoài ra còn có hai thị trường khác là Ấn Độ và Hàn Quốc. Theo ông Khuyến, hằng năm ngành nông nghiệp hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật trồng mới cau thay cho diện tích già cỗi, nhưng khô🔯ng khuyến khích trồng ồ ạt do chưa dự báo được thị trường tiêu thụ. Địa phương cũng phát triển một số giống cây khác như ổi, chuối... để đa dạng nguồn t💃hu nhập.
Không chỉ huyện Sơn Tây, nhiều vùng ở đồng bằng Quảng Ngãi cũng trúng lớn nhờ trồng cau, đơn cử như huyện Nghĩa Hành với diện tích khoảng 700 ha. Thương lái thường săn lùng 𝔍ở các huyện đồng bằng trước rồi mới lê⛄n miền núi vì mùa cau ở dưới xuôi sớm hơn hai tháng.
Ông Nguyễn Quang Trung, Phó giám đốc S﷽ở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi, cho biết toàn tỉnh có hơn 2.000 ha cau. Nếu giá ổn định và có đầu ra sẽ giúp người trồng cau có thu nhập, song "thị trường rất khó đoán".
Giá cau tăng kỷ lục, thậm chí còn cao hơn Quảng Ngãi (94.000 -100.000 đồng mỗi kg), cũng giúp nhiều người trồng ở huyện Tiên Phước, Bắc Trà My (Quảng Nam) lãi lớn. Địa phương đang theo dõi sát thị trường để có khuyến cáo người trồng, đưa ra giải ph🐻áp, tránh tình trạng "đ💖ược mùa mất giá, được giá mất mùa".
Phạm Linh