Trưa cuối tháng 2, bà Phạm Ngọc♛ Dung, ở xã Tân Mỹ dùng xe đạp, thồ hơn 35 kg cam còn lại trong vườn, vượt khoảng 3 km để bán cho các quán giải khát dọc đường liên xã. "Nếu bán hết nhiêu đây cam chỉ được khoảng 50.000 đồng, nhưng cũng mua được ít dầu ăn, nước mắm dùng trong nhà, chứ mùa này lỗ quá rồi", bà Dung nói.
Người phụ nữ 60 tuổi, cho biết gia đình có hai công đất (2.000 m2) trồng cam, năm nay cho trái vụ thứ hai. Trước Tết, vườn cam đ🃏úng lúc thu hoạch nhưng giá chỉ 8.000-10.000 đồng mỗi kg nên bà cùng nhiều chủ vườn cố giữ lại chờ lên giá. Bởi những năm trước, sau Tết giá cam sành đều lên 15.00🌼0-20.000 đồng mỗi kg.
Tuy nhiên, năm nay sau Tết giá cam lao dốc, chỉ 🔯còn 1.000-2.500 đồng mỗi kg với cam được giữ lại từ trước, còn cam thu hoạch đúng thời vụ (cam xanh) cũng chỉ được 3.000-4.000 đồng mỗi kg. Không thể chờ đợi thêm vì cam đã chín rục, bà Dung vừa phải bán hơn 20 tấn v🌳ới giá 3.000 đồng mỗi kg. Trong khi năm ngoái, ngay sau Tết, bà bán cam với giá gấp 6 lần.
"Với giá này, cầm chắc lỗ hơn 30 triệu", bà Dung nói và cho biết số tiền thu về hơn 60 triệu chưa đủ trả tiền 🔜chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, công chăm sóc.
Cách nhà bà Dung không xa, ông Nguyễn Văn Năm, 54 tuổi cũng vừa phải bán 15 công cam sành (130 tấn) ꩲvới giá 2.000-2.500 đồng mỗi kg; lỗ hơn 350 triệu đồng. Do liên tiếp ba năm trước, sau Tết cam đều có giá cao nên năm rồi ngoài vườn cam đang cho trái, ông thu𓃲ê thêm 5 công đất với giá 8 triệu đồng mỗi năm để trồng thêm.
"Cam chín giữ lại từ trước Tếtﷺ và cam xanh đúng vụ đều có giá quá thấp nên mùa này tôi bị lỗ nặng", ông Năm nói và thắc mắc không hiểu vì sao năm nay nhu cầu thị trường khác mọi năm khiến nông dân trồng cam lâm vào cảnh khốn khó. Ngay sau khi bán hết cam, ông Năm tranh thủ đi hái cam thuê với tiền công 300.000-400.000 đồng mỗi ngày để có thêm đồng ra đồng vào.
Cùng cảnh ngộ, hơn 10 ngày qua, ông Trần Văn Tường ở xã Thới Hòa, đang lo lắng vì không có tiền để tái đầu tư vườn cam 1,3 ha (hơn 10 tấn) vừa thu hoạch nhưng chỉ bán được 🌳với giá 2.000 đồng mỗi kg, lỗ hơn 80 triệu đồng. "Bán mỗi tấn cam được 2 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thuê nhân công hái, vận chuyển hết 700.000 đồng; số tiền còn lại chỉ đủ mua một bao phân DAP loại 50 kg", ông Tường nói và mong nhà nước có chính sách bình ổn giá vật tư nông nghiệp, giúp nông dân tái đầu tư sản xuất, không phải bỏ vườn cam.
Ông Huỳnh Văn Năm, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Thới Hòa cho biết, những năm trước cam trái vụ sau Tết có giá cao, nꦓên năm rồi bà con đầu tư thêm với gần 1.700 ha đất nông nghiệp trên địa bàn đều trồng cam. Với giá bán 2.000-4.000 đồng mỗi kg cam, nông dân bị lỗ 40-50 triệu đồng mỗi công. Gần đây, nhiều thương lái từ các nơi về Trà Ôn mua cam nhiều hơn. Nhờ đཧó, giá cam xanh thu hoạch đúng vụ có tăng hơn so với trước nhưng nông dân mới chỉ bớt lỗ chưa chưa thể có lời.
Bà Trần Thanh Loan, chủ một vựa cam lớn ở huyện Trà Ôn, cho biết khoảng 4 ngày qua, giá cam đã nhích lên so với hai tuần trước. Cụ thể, loại cam giữ lại từ trước Tết có giá 3.000-3.500 đồng mỗi kg. Còn cam xanh đúng vụ, có thể vận chuyển xa để cung ứng thị trường miền Bắc, giá mua tạꦓi vườn là 7.000-8000 đồng mỗi kg. "Nhu cầu thị trường đã tăng lên, mỗi ngày tôi thu mua hơn 20 tấn cam sành", bà Loan nói và cho biết dù ওgiá cam có tăng, nhưng vẫn còn thấp hơn các năm trước 2-3 lần.
Ông Nguyễn Văn Liêm, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long, cho biết giá cam sành giảm mạnh chưa từng có là do cung đã vượt cầu. Ba năm trước, ngành nông nghiệp địa phương đã cảnh báo người dân không nên ồ ạt mở rộng diện tích trồng loại cây này. Tuy nhiên, do giá cam sành nhiều năm qua ở mức cao - khoảng 15.000 đồng một kg n൩ên nhiều hộ đổ xô trồng cam.
Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp Vĩnh Long, nhiều người thuê đất trồng cam sành với giá cao (8-9 triệu ♑mỗi ha), gấp đôi so với trước. Cùng với đó, giá vật tư và thuê lao động cũng tăng, khiến chi phí trồng một ha cam sành lên 80-90 triệu đồng, tăng 30-40 triệu so với trước. "Sau Tết, do lượng cam sành tới thời điểm thu hoạch nhiều quá, công thêm số cam được chủ vườn giữ lại từ trước Tết nên xảy ra ùn ứ, mất giá", ông Liêm nói.
Cũng theo ông Liêm, nhiều địa phươ𒐪ng khác ở phía Bắc cũng trồng cam như Nghệ An, Hưng Yên, Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên nên doanh nghiệp gặp cạnh tranh kꩵhi vận chuyển cam sành Vĩnh Long ra phía Bắc bán. Ngoài ra, cam sành Vĩnh Long vẫn chưa xuất khẩu trái tươi do vỏ xấu, không láng và có màu vàng, màu đỏ như cam ngoại.
Theo quy hoạch, tới năm 2025, toàn tỉnh Vĩnh Long có 15.000 ha cam sành nhưng hiện trên địa bàn đã có🤡 17.000 ha. Riêng huyện Trà Ôn là hơn 9.500 ha, nhiều nhất miền Tây. Trong 3 năm qua, mỗi năm địa phương này có hơn 1.000 ha cam sành được trồng mới. Theo ngành nông nghiệp Vĩnh Long, sản lượng cam sành cần thu hoạch trong tháng 2 và 3 năm nay là 80.000 tấn. Hiện, mỗi ngày có khoảng 200-300 tấn cam được thương lái thu mua, đưa đi tiêu thụ các nơi.
Cửu Long