Anh Trương Văn Thủy (47 tuổi) người Thái Nguyên nhưng lên Bắc Kạn lập nghiệp bằng nghề mộc được hơn 10 năm nay. Trước đó anh chỉ biết làm ruộng, nhưng sau tự học hỏi anh đã mở xưởng đóng bàn ghế, giường tủ. Nhà không có tiền, anh vay vốn ngân hàng rồꦏi học hỏi dần, sau nhiều thất bại cuối cùng anh cũng duy trì xưởng gỗ, kiếm được việc đều cho gia đình.
Quá trình làm anh thấy công xẻ gỗ, cưa, bào tốn nhiều thời gian, lại không phẳng đẹp như mong muốn. Quan sát từ công việc, anh Thủy đã nghĩ cách chế ra chiếc máy xẻ gỗ thuận tiện. M🦩ất 4 tháng mày mò làm thử, cuối cùng anh cũng cải tiến chiếc máy "không giống với bất c𝕴ứ máy nào đang có trên thị trường", anh Thủy khẳng định.
Máy xẻ gỗ được gắn mô tơ điện với hệ thống đường ray xây bằng gạch, đổ bê tông khối cố định. Máy cũng thiết kế các nấc điều chỉnh để người dùng có thể chọn dày, rộng tùy ý. Mặt trên khối gắn chặt 2 thanh sắt nằm ngang song song v🍌ới nhau để tạo thành đường ray di chuyển dàn sắt và giữ gỗ. Dàn được gắn 4 bánh sắt trượt trênꦓ đường ray khi di chuyển để đặt và giữ thanh gỗ cố định.
Nếu như những máy xẻ gỗ thông thường c꧙hỉ xẻ c💃ây gỗ tròn ra thành phẩm thì máy của anh Thủy có thêm rất nhiều tính năng như: có thể dọc bào cái cửa, ken cái cửa, dạo cánh tủ, ghép ván, cắt độ chéo, dài tùy ý...
Cùng một khối lượng công việc, máy thường cần 16 công nhân thì máy xẻ cải tiến chỉ cần 3 ngườ꧙i.
Nếu xẻ gỗ với phương pháp truyền thống người thợ mộc sẽ phải căng dây, bật mực cho thành một đường thẳng rồi cưa theo. Nhưng khi dùng máy này, chỉ cần đặt tấm gỗ lên, điều chỉnh 🌄nhẹ ray di chuyển, máy sẽ cắt thẳng tắp. Dù chiều dài có thể 3 m hoặc hơn vẫn thẳng giống như đặt thước nhôm.
Với sáng chế này, anh Thủy được vinh dự nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc 2018. Sáng kiến cải tiến kỹ thuật của anh cũng được trao giải Khuyến khích trong Hội thi Sá🌸ng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 14 năm 2016-2017.
Anh Trương Văn Thủy cho biết, khi làm chiếc máy này không đọc bất cứ tài liệu hay xem mẫu máy xẻ gỗ đã có trên thị trường. Từ công việc thực tế anh chợt nghĩ ra rồi tự mua vật liệu về làm thử. Tính toàn bộ chi phí cải tiến mỗi máy (thanh sắt, mô tơ, lưỡi cưa), nếu tự hàn chỉ🌜 mất 4 triệu đồng. Nếu thuê thợ hàn xì, đổ bê tông thì hết khoảng 6 triệu đồng.
Ở xưởng của anh Thủy, trước đây 2 thợ giỏi chỉ sản xuất được 40 sản phꦜẩm/ngày, khi dùng máy cải tiến sản xuất được 300 sản phẩm/ngày. Đặc biệt chất lượng sản phẩm được nâng cao và đảm bảo độ an toàn cao trong sử dụng. Việc cải tiến máy đã giúp cho xưởng gỗ của gia đình anh Thủy giảm được nhân công từ 16 người xuống chỉ còn 8.
Hiện những 🐬người làm ở xưởng mộc được anh trả lương bình quân mỗi tháng khoảng 6 triệu đồng. Doanh thu của xưởng mộc mỗ🔯i năm 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí anh thu lãi 300 triệu đồng.
Anh cho biết không có ý định đăng ký🍰 bản quyền và cũng không bán máy. Anh muốn cùng với chính qu𝕴yền địa phương giúp bà con trong tỉnh tự làm ra máy, phục vụ vào sản xuất theo mô hình mỗi nơi một sản phẩm.
"Tôi muốn xây dựng làng nghề mộc vì Bắc Kạn đất rộng người thưa, nguyên liệu dồi dào, nhưng bà con chủ yếu bán gỗ thô. Bây giờ nế💜u có máy thì bà con có thể sản xuất hàng tinh, bán ra thị trường sẽ mang lại giá trị gia tăng cao hơn" anh Thủy nói và tự tin kể cả không đăng ký bản quyền, bí quyết để làm máy nếu không hướng dẫn sẽ khó học theo.