Có mỗi việc không uống bia rượu trước khi lái xe thôi mà thời gian qua tôi thấy nhiều người cứ phải cố "níu kéo". Không uống thì không uống thôi, có làm sao đâu. An toàn cho xã hội và an toàn cho chính bản thân mình nữa mà sao vẫn cứ phải đòi hỏi ngưỡng này vẫn an toàn, ngưỡng k🧔ia vẫn đủ tỉnh 💫táo...?
Cá nhân tôi cho rằng quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe là hoàn toàn chính xác. Hôm nào muốn uống thì chọn cuối tuần, uống xong nghỉ ở nhà ch✨o hết hẳn cồn. Ngày hành chính thèm nhậu quá, lỡ uống thì thuê xe mà đi, đừng có tự lái. Đơn giản vậy mà không hiểu sao nhiều người cứ thắc mắc hoài. Luật đã quy định rõ thì cứ thế mà chấp hành.
Mỗi nước đều có những nét văn hóa riêng. Ở Việt Nam, rất nhiều người vô ý thức, ngồi mâm cơm cũng cố ép nhau uống ch﷽o bằng say mới thôi; biết đi nhậu mà vẫn cố lái xe đi cho bằng được... Thử hỏi, nếu không cấm tuyệt đối nồng độ cồn thì làm sao những người như vậy có ý thức được? Đâu phải cái gì các nước làm thì cũng là phù hợp với nước ta, phải học theo dập khuôn bằng mọi giá mới là tốt.
Nếu giờ chúng ta sửa lại luật thành có một "vùng xanh" nào đó như một số người mong muốn, thì rất nhiều người sẽ nghĩ rằng "uống vài ba chén chắc chưa qua ꦿ'vùng xanh' ấy đâu". Thế là mỗi dịp lễ, Tết, vẫn sẽ có vô số người say sưa ngồi ăn nhậu với nhau, vẫn vô tư ép nhau uống, vì ai cũng nghĩ là "có 'vùng xanh' rồi, chắc không sao đâu". Chứ làm sao được như giờ, ngồi ăn nhậu chỉ cần nói lái xe là không mấy ai ép uống nữa.
>> 'Chẳng ai muốn bị phạt 𓆉nồng độ cồn vì ăn tôm hấp bia'
Một số lý do được đưa ra để đòi hỏi "vùng xanh" nồng độ cồn tôi thường thấy là: uống thuốc có tinh dầu, ăn đồ ăn hấp bia hay chế biến cùng với rượu... Nhưng các bạn quên mất rằng hiện vẫn có sự linh hoạt khi xử 🐻phạt nồng độ cồn. Nếu l꧑ý do bạn đưa ra hợp lý, nồng độ cồn ở mức quá thấp, chẳng CSGT nào xử phạt mà chỉ nhắc nhở để bạn chú ý hơn trước khi lái xe.
Đã biết rằng luật cấm tuyệt đối nồng độ cồn thì tốt nhất mỗi người nên tránh ăn mấy cái món hấp bia, ướp rượu trước khi lái xe đi. Bạn có thể ăn sang món khác hoặc nếu ăn rồi thì lên giường đi ngủ chứ đừng có lái xe ra đường rồi kêu bị phạt oan. Mà nói thật, mấy cái món hấp bia, rượu, qua đun nấu nhiệt độ cao cũng bay hết cồn, làm gì còn nồng độ nữa đâu màꦇ cứ vin vào đó nói mãi🤪. Chẳng lẽ ngày nào bạn cũng ăn món hấp bia, ướp rượu?
Luật cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe thì người có ý thức sẽ không uống hoặc không ăn những thứ có cồn. Không cần biết là một chén hay nửa chén, cứ có nồng độ cồn là ꦦbạn vi phạm quy định và bị xử phạt là điều tất nhiên. Ai xác định được mấy ông bợm nhậu uống mấy chén thì tỉn🦂h táo, mấy chén thì không? Cấm tuyệt đối rồi mà nhiều người vẫn còn lý sự thì có ngưỡng tối thiểu không biết còn loạn đến đâu? Lúc đấy khác gì không cấm?
Có ngườ🐻i nói tôi uống hôm trước nhưng hôm sau vẫn bị thổi phạt nồng độ cồn. Thực ra, còn nồng độ có nghĩa là cơ thể bạn chưa đào thải hết cồn, chứ không phải cứ ngủ một đêm là đảm bảo hoàn toàn tỉnh táo để lái xe. Chồng tôi đi đá bóng về muộn, hay đi qua chốt kiểm tra nồng độ cồn. Hơn chục lần CSGT gọi anh vào kiểm tra nhưng chưa lần nào bị nhảy số sai vì không uống bia rượ𝕴u.
Trong khi đó, hội bạn bè của anh sau trậ🐽n đá bóng không về luôn mà ở lại rủ nhau uống cốc bia cho mát. Sau đó, họ lại phải ngồi chờ chốt kiểm tra giải tán hết mới dám về. Sáng hôm sau đi làm, họ vẫn lo nếu bị gọi vào kiểm tra, máy vẫn báo còn nồng độ và bị xử phạt. Tôi thấy uống vài cốc bia mà lắm nỗi lo quá chừng, chẳng thà bỏ đi cho khỏe người.
Tóm lại, cứ cấꦅm tuyệt đối nồng độ cồn cho khỏi lo uống nhiều hay uống ít. Chứ cho giới hạn "vùng xanh" kiểu gì cũng có ông bợm nhậu nghĩ mình tửu lượng cao, uống thêm tí nữa chắc chưa đến ngưỡng bị cấm đâu. Cuối cùng, giới hạn cũng bằng thừa.
Ngoài ra, tôi cho rằng nên có thêm một ngưỡng tối đa để xử phạt hình sự luôn người vi phạm nồng độ cồn ở mức rất cao. Kể cả khi họ chưa gây tai nạn nhưng phát hiện nồng độ cồn vượt qua ngưỡng đó là có thể xử lý hình sự luôn, chứ nếu chỉ phạt tiền và giữ bằng lái🎀 thì vẫn quá 🌜nhẹ với những người lắm tiền nhưng không có ý thức. Uống say mà vẫn cố tình lái xe thì khác gì cố tình thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội. Biết là sẽ gây nguy hiểm cho nhiều người khác mà vẫn cố tình làm thì phải phạt thật nặng.
- Hai ly rượu báo hại tôi bị phạt nồng độ cồn ngày bố nhập viện cấp cứu
- 'Giảm tiền phạt để tránh hàm oan người uống một ly rượu từ hôm trước'
- Sợ đến già sau một lần được oai khi lái ôtô đi nhậu
- Nhóm bạn nhậu chia tiền phạt nồng độ cồn 7 triệu đồng
- 'Bị tước giấy phép lái xe 10 tháng vì ly rượu uống từ 15 tiếng trước'
- 'Nồng độ cồn bằng 0' khiến nhiều người chưa tâm phục