𓆏Chị Huệ ngại đi họp phụ huynh cho con gái từ hai năm nay. Chị sợ bị cô giáo nhắc chuyện khất tiền học.
😼Huệ là kỹ sư thủy lợi của Hà Nội - nghề của những "Sơn Tinh bắt nước chảy quanh", như lời hát của Đỗ Nhuận. Nhưng cuộc đời vị Sơn Tinh này giờ là một chuỗi các cuộc khất lần tiền bạc.
Tại trung tâm thành phố, giữa các buổi họp có mời báo chí, các lãnh đạo Hà Nội vẫn khẳng định "đầu tư cho thủy lợi" và "hiện đại hóa nông
nghiệp". Nhưng cách đó 15 cây số, tại trạm bơm Phương Bảng, Hoài Đức, diễn ra một khung cảnh quen thuộc: một nhóm công nhân thủy lợi tranh thủ
giờ nghỉ trưa bàn chuyện chi tiêu tháng tới. Đó là những lúc họ vừa được tạm ứng lương một tháng - chừng một triệu tám trăm nghìn đồng.
Cả bảy người đều đồng ý rằng thứ họ cần ưu tiên là khoản đóng học cho con. Các khoản khác có thể chờ. "Công nhân trạm này đều có tiếng trong
xã, nợ nần, thất hứa quen rồi", kỹ sư Huệ ngậm ngùi.
Để có tiền đóng học cho con gái, chị phải kiêm một lúc nhiều nghề: ban ngày làm công nhân thủy lợi; tối trở thành người rửa bát, khuân vác bàn
ghế cho đám cưới.
🤡Huệ nằm trong số 3.700 công nhân và kỹ sư thủy lợi trên địa bàn Hà Nội bị nợ lương gần ba năm nay. Ngành thủy lợi là một trong nhiều mảnh ghép dở dang trong bức tranh nông nghiệp thủ đô.
♔Ngày 30/7/2018, tại Lâm Đồng, một hội nghị nông nghiệp được tổ chức. Có mặt trong phòng họp là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Nông nghiệp Nguyễn Xuân Cường và Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.
Mở đầu hội nghị là một đoạn phim ngắn. Trên màn chiếu, một người nông dân nhìn thẳng vào quan khách. Tôi là người nông dân. Cả đời tôi sống bằng nghề nông - chị bắt đầu câu chuyện.
♓Trong đoạn phim đó, lần lượt người nông dân; đại diện một hợp tác xã kiểu cũ; một vị lãnh đạo cấp xã xuất hiện.
✅Họ cùng nói về một cánh đồng đang chờ đợi. Cánh đồng ấy, như nhiều nơi ở khắp đất nước, canh tác nhỏ lẻ manh mún, giá trị thấp, không có liên kết doanh nghiệp và đặc biệt nhất, là hệ thống thủy lợi nhà nước đầu tư cũng không hoạt động.
Và đó là nông dân giữa một vùng nông nghiệp "năng suất cao" đã được quy hoạch - xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ - một
trong những vùng mà các lãnh đạo Hà Nội đã tuyên bố "phải có bước đột phá về nông nghiệp công nghệ cao".
Trưa tháng 5, giữa cánh đồng Thụy Hương, cách trung tâm Hà Nội 20 cây số, bà Hương cầm chiếc bát nhựa té từng gáo
nước dưới rãnh lên luống, cho tới khi từng gốc hành, xà lách, cải đẫm nước.
♛Nước tưới rau được hút từ giếng khoan, qua chiếc máy bơm chạy bằng dầu đặt ở đầu bờ. Trên cánh đồng, cách vài mảnh ruộng lại có một máy bơm thủ công. Có chiếc chạy bằng dầu, có cái phải bơm tay. Giữa thủ đô của thế kỷ 21, không phải hệ thống tưới phun tự động, không phải hệ thống dẫn nước toàn cánh đồng, mà là một cuộc cách mạng công nghiệp 1.0 thuần chất: cả cánh đồng lỗ chỗ những giếng khoan nông dân tự hút nước, tự tưới nước.
൩Ngoại trừ việc lấy nước từ giếng khoan, thì việc tưới nước của bà Hương, thực hiện thủ công bằng một cái gáo nhỏ, là phương pháp mà nông dân Việt Nam đã làm từ nghìn năm nay.
- Chỗ kia có cái trạm bơm, sao cô không lấy nước từ đó?
- Đợi được có mà rau chết khô. Đắp chiếu mấy năm nay rồi!
ওNgười phụ nữ bĩu môi khi nhắc đến khối xi măng sừng sững giữa đồng, cách ruộng của bà vài trăm mét. Nó đã từng là trung tâm của một "quy hoạch" trồng rau an toàn ngày thủ đô mở rộng.
꧂Phía sau cánh cổng sắt hoen màu của trạm bơm chỉ có một người đàn ông đang rửa bát. Nghe tiếng hỏi thăm, ông ngẩng đầu, rồi phát ra một tràng dài thanh âm từ cổ họng. Người đàn ông ấy câm.
🀅Ông câm sống giữa một cơ ngơi tồi tàn. Các ống nước đều hoen gỉ. Dây dẫn hoặc cuộn, hoặc chằng níu bằng một đoạn nịt màu đen. Dưới hố nước mồi, một cây tầm bóp trổ hoa trắng li ti trong lòng máng dẫn. Dưới những mái tôn, là máy móc nông cụ được đắp chiếu. Ngay cả những tấm chiếu phủ cũng đã mục nát.
Cơ ngơi tồi tàn ấy từng là công trình phục vụ Dự án rau an toàn triển khai ở xã gần mười năm trước.
𓆏Trạm bơm này từng là cái ao tập thể, cấp nước cho hàng chục mẫu rau trên cánh đồng. Quanh năm, dân cứ quang gánh, quẩy từng thùng nước về tưới tận ruộng. Dự án về, người ta lấp ao, xây trạm. Xây trạm bơm xong thì dân lại không còn nước tưới, chỉ nhớ cái ao ngày xưa.
꧂Có nhiều con số cho thấy nông nghiệp đang bước chậm trong tốc độ phát triển của thành phố kể từ sau sáp nhập.
🐬Nhu cầu nông sản giá trị cao của thị trường Hà Nội đang tăng. Những quy hoạch vùng trồng giá trị cao sau ngày mở rộng cũng nhiều. Những lời kêu gọi về một nền nông nghiệp hiện đại khó đếm hết. Nhưng tổng thu nhập từ nông nghiệp của Hà Nội gần như không tăng trong 5 năm qua. Nó trồi sụt. Năm 2015 còn giảm mạnh.
꧂31 dự án, hơn 2.000 ha rau an toàn đã được quy hoạch. Nhưng trong 5 năm qua, năng suất rau của Hà Nội chỉ tăng 7%. Thành phố vẫn phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài.
🌜Trong 5 năm, tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng của nông nghiệp cũng liên tục giảm. Điều đó đồng nghĩa với tốc độ phát triển của nông nghiệp đang tụt lại so với các ngành khác.
🤡Và vấn đề không phải là Hà Nội chủ trương bỏ lại nông nghiệp. Ngược lại, thủ đô có nhiều dự án đầu tư tham vọng.
﷽"Đã có thời, chúng tôi kỳ vọng dự án sẽ làm đổi thay bộ mặt của Thuỵ Hương", Phó chủ tịch xã Đặng Ngọc Hùng nhớ lại.
Năm 2009, Thụy Hương được chọn làm mô hình thí điểm xây dựng nông thôn mới. Thành phố phê duyệt ở đây một dự án trồng rau an toàn. 55 tỷ đồng
được rót vào gần 80 ha canh tác.
🦋Trạm bơm, đường ống dẫn được xây lên chi chít như những mạch máu ngầm, đưa nước tưới đẫm từng thớ đất. Bảy thôn nằm trong quy hoạch. Bà Hương cũng trích một sào trong ruộng nhà, hào hứng tham gia.
ꦆNhưng rồi vụ ấy, công ty không thực hiện lời hứa, chỉ thu mua xà lách. Rau cải để già dưới ruộng, sau phải nhổ vứt đầy bờ. Cả vụ, bà Hương thu về được 500.000 đồng, "không bằng một buổi đi chợ". Thế là bà cạch luôn dự án.
🅠Ông Lam, chủ nhiệm hợp tác xã kể về sự long đong của cánh đồng rau an toàn sau mấy mùa "vỡ trận". Đã thử đủ loại cây trồng: vụ đầu trồng khoai tây, vụ sau chuyển sang trồng ớt, rồi ngô ngọt, măng tây. Nhưng lúc thì nông dân không thực hiện cam kết với doanh nghiệp. Lúc thì doanh nghiệp trắng trợn nuốt lời với nông dân.
🍌Cả cánh đồng giờ chỉ có hơn một hécta mới được doanh nghiệp thuê lại từ năm ngoái để trồng rau an toàn, và ông câm được cử trông nom cơ ngơi của họ, tiện ở nhờ trong cái trạm bơm hoen rỉ.
🐲80 hécta được quy hoạch. Chỉ một hécta vận hành. Và người đại diện duy nhất của giới doanh nghiệp trên "vùng quy hoạch" này, lại không thể trò chuyện. Ông dắt người ta ra đồng, cố phát ra những thanh âm "a a" rất to, chỉ vào những luống bắp cải, cà rốt đã rất già, những luống cà chua héo hon đầy sâu, cố giải thích tình trạng của cánh đồng. Không ai hiểu được.
💛"Tiền tỷ đổ xuống đồng mà chưa có gì nên hồn ngoài hai cái trạm bơm mọc lên", ông chủ nhiệm hợp tác xã kết luận.
𒅌Hợp tác xã đã bỏ cuộc. Nông dân Thụy Hương không muốn đóng 120.000 đồng mỗi tháng để duy trì trạm bơm, vì quy hoạch vùng trồng rau an toàn đã đổ vỡ, họ thấy nó không có ý nghĩa.
Hà Nội đã đặt ra mục tiêu, trong vòng 5 năm (2011 - 2015) phải thực hiện có hiệu quả các đề án trọng tâm về nông nghiệp, trong đó có rau an
toàn. Các đề án được yêu cầu "phải có tính khả thi cao, đầu tư đồng bộ".
🐽Và cái trạm bơm nước của Thụy Hương không phải là cá biệt. Một thập niên trôi qua, việc đầu tư nhà sơ chế, đường điện, giao thông thủy lợi nội đồng cho các vùng rau an toàn của Hà Nội vẫn là một bản vẽ chắp vá.
Những chàng Sơn Tinh nay bắt nước chảy vòng
Cùng đắp con đê quai chắn dòng nước lũ.
Bài ca thủy lợi💟 của nhạc sĩ Đỗ Nhuận ví những công nhân thủy lợi như một trong tứ bất tử - Sơn Tinh. Có điều, Sơn Tinh của thế kỷ 21 không có cái kết oanh liệt như truyện cổ.
Nửa năm nay, vì bất đồng quan điểm trong câu chuyện công việc, tiền lương, vợ chồng chị Huệ đã chia tay.
Gần ba năm qua, Huệ thường trở về nhà lúc một giờ sáng, sau 6 tiếng "tăng ca". Chị tắt máy xe từ đầu ngõ, dắt bộ vào nhà để không đánh thức
mọi người. Hai đứa con gái đã ôm nhau ngủ. Mẹ chị vẫn thức đợi Huệ về để nhắc "nghỉ sớm đi con".
🗹Chị chưa đi nằm ngay mà đến bên bàn học, mở xem mấy trang vở của Linh, đứa con gái mới vào lớp Một. Nằm cạnh con, chị Huệ tính toán về số tiền 200.000 đồng kiếm được đêm nay: 120.000 đóng học cho con lớn, 50.000 đổ xăng xe, 30.000 để mua vài hộp sữa, thứ quà bé Linh ao ước bấy lâu.
ꦍChị tưởng tượng ra vẻ mặt hớn hở của nó khi có hộp sữa, rồi lại nghĩ ngay đến những phép tính, câu văn nó viết sai trong vở độ này, khi chị không có thời gian kèm cặp.
6h sáng hôm sau, chị sẽ dậy sớm đưa con đi học. 7h sáng bắt đầu cầm cào ra vớt xác gà, xác lợn chết, bê tông cốt thép, thức ăn thối, cá ươn,
quần áo rách, bơm kim tiêm, chất thải làng nghề làm miến... tất cả những gì người ta tiện tay vứt xuống đoạn kênh dài 6 km chị phụ trách ở Song
Phương, Hoài Đức này.
♏Xong việc, chị sẽ về trạm, xách 50 xô nước để mồi máy bơm hoạt động. Trưa ấy chị sẽ cùng nhóm đồng nghiệp ăn bữa cơm có bốn nghìn đồng đậu phụ, năm nghìn đồng rau cải, mười nghìn cá khô và cân rưỡi gạo để buổi chiều tiếp tục những công việc tương tự.
꧂Cuối tháng, Huệ sẽ được trả 1.800.000 đồng tiền lương cho những công việc chính quy hoặc không tên mà chị đã làm. Cũng có thể là không nhận được đồng nào.
🔯Đến đêm, nếu không phải ca trực, Huệ sẽ lại đi rửa bát hoặc khuân vác đồ, đào cống thuê và trở về nhà lúc 1h sáng hôm sau.
꧃Lâu lắm rồi mới được trả lương, ông Xuân dự định đưa hết một triệu tám cho vợ. Rồi cứ cách vài ba ngày, ông sẽ lại xin bà xã dăm chục nghìn, góp năm nghìn vào bữa cơm trưa của anh em ở trạm. Đôi chục nghìn còn lại ông để đổ xăng xe đi làm ở những đoạn kênh mương cách trạm bơm hơn chục cây số.
⛎Ông Xuân nhớ lại năm 2017, đỉnh điểm của đợt khủng hoảng lương. Toàn bộ cụm thủy nông số 4 không nhận được đồng nào suốt một năm. Ông Xuân may mắn hơn chị Huệ khi còn người vợ để vài ngày lại dúi vào tay dăm chục nghìn, dặn dò đi ủng, đeo khẩu trang lúc vớt rác.
ꦦNước từ kênh Song Phương chảy về đồng, phải qua một đập chắn. Cách ba ngày, ông Xuân cùng đồng nghiệp lại phải vác cào ra, vần từ dưới kênh những bao rác buộc kín, hất lên bờ. Bao tải chứa gì không biết, chỉ thấy ruồi bu kín như đậu đen. Những người đi xe máy qua nhăn mặt, rồ ga phóng thật nhanh hoặc nhổ vội một bãi nước bọt xuống mặt đường.
﷽Vần một lúc, ông Xuân đứng thở phì phò qua lớp khẩu trang, lòng bàn tay đỏ ửng vì nắm chiếc cào sắt. Chiếc cào ba răng nhọn hoắt, có cán bằng tre hoặc thép. Những năm bao cấp, nó được tổ viên hợp tác xã dùng để cào cỏ khơi mương máng, kéo rơm. Thế kỷ 21, chiếc cào trở thành cứu tinh cho sự nghiệp thủy lợi.
♛Họ cứ dọn, dân lại vứt. Lâu ngày, ngành thủy lợi và ngành môi trường ngầm định, rác nằm trên bờ công nhân vệ sinh môi trường dọn, rác dưới nước thì công nhân thủy lợi lo. Công việc kéo dài năm này qua năm khác, không được hỗ trợ thêm bất kỳ khoản phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nào theo quy định của Luật lao động.
🉐"100% công nhân trạm bơm Phương Bảng đều mắc bệnh da và hô hấp", người đàn ông gần 30 năm tuổi nghề, vừa nói vừa cúi đầu gãi gãi mấy vết sần đỏ trên khắp hai cánh tay.
Hai mươi sáu công nhân hiện phụ trách 17 trạm bơm, 350 km kênh mương trên tổng diện tích 14.000 ha. 100% họ là bậc thợ trên 5, mức tối thiểu
theo yêu cầu để vận hành trạm bơm. Song theo đơn đặt hàng tạm thời của thành phố với công ty, các công nhân chỉ được trả lương theo bậc
3,5.
♓"Đặt hàng tạm thời" là quan hệ của thành phố Hà Nội với các công ty thủy lợi từ năm 2016 đến nay, với mức giá dịch vụ công ích thủy lợi nội đồng được khống chế.
ဣLương 2015 - 2016 chưa được quyết toán. Hai tháng lương đầu năm 2017 và 20% của 10 tháng sau đang bị nợ lại. Từ đầu 2018, họ sống bằng tiền tạm ứng, mỗi tháng trên dưới hai triệu đồng.
🦄34 công nhân giờ còn 26. Những bạn trẻ đã bỏ trạm bơm Phương Bảng đi làm mộc, trồng rau, cắt gương kính, gò hàn, làm ngày nào có thể được nhận tiền luôn ngày ấy.
𓃲Những người cố bám trụ, sẽ ăn đậu trắng, cá khô và rau, đi rửa bát thuê như chị Huệ, xin tiền vợ như ông Xuân, đi vay lãi đắp đổi qua ngày như chị Thành, cũng có thể đi đào đường, lắp cáp, phụ hồ như anh Tân.
Ba năm trôi qua, nông dân Hoài Đức, Thạch Thất, Chương Mỹ đã thu hoạch xong sáu vụ lúa, ba vụ màu. Nhờ bàn tay cần mẫn vận hành của họ, các
trạm bơm ở Song Phương vẫn cấp nước đều đều. Nhưng ông Xuân, chị Huệ vẫn đang đợi được trả công cho những việc mình đã làm xong từ ba năm
trước.
ꩲCòn cái trạm bơm Thụy Hương, "thi thoảng sẽ hoạt động, nếu doanh nghiệp có nhu cầu", như lời lãnh đạo xã.
ܫTheo đúng bản vẽ của dự án, thì 80 ha rau an toàn phải có ba trạm bơm nước. Do thiếu vốn và cơ sở hạ tầng không đồng bộ, nên đến giờ chỉ có hai trạm hoạt động cầm chừng. Trạm còn lại vẫn nằm trên giấy.
﷽Ông phó chủ tịch xã cũng là nông dân, yêu ruộng đồng. Hàng ngày, ông vẫn tự chở ba tạ rau vào thành phố, phân phối qua một quầy hàng nhỏ trong chợ một quận trung tâm. Nhưng ông không đủ sức trả lời được những câu hỏi về nông nghiệp xã nhà. Ông chỉ biết nói một chữ "buồn". Bởi dù đã cố hết sức, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn quê ông sau tám năm đổ vốn liếng vào một dự án, vẫn chưa có gì đổi thay. "Quy hoạch dường như không có ý nghĩa gì", lãnh đạo xã kết luận.
𓃲Trong khi chờ Hà Nội trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của cả nước, bà Hương vẫn thức dậy lúc 2h sáng nhổ rau đi chợ bán. Bà tự trồng, tự bao tiêu ở chợ Chúc cách nhà 3 km.
"Chưa được quan tâm đúng mức"🦩 là cách diễn đạt trong tài liệu đánh giá 10 năm mở rộng thủ đô do Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phát hành, để nói về thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Các đánh giá khác về nông nghiệp bao gồm "chưa được nhân rộng" (với mô hình sản xuất hàng hóa), "chưa đáp ứng nhu cầu" (với tỷ lệ cơ giới hóa), "còn thấp" (ứng dụng công nghệ)...
🔴Bà Hương cũng không còn để tâm đến việc mình đã được quan tâm đúng mức hay chưa.
Bà đã quên bẵng hệ thống thủy lợi mà thành phố đầu tư. Hệ thống tưới nước bà tự bỏ tiền, tổng chi phí hết 2,9 triệu đồng cả khoan và lắp máy.
Bà hài lòng khi nước bơm cả ngày không hết.
Ông Lam giờ không làm rau an toàn nữa. Ông về nuôi gà, sau mấy mùa rau vỡ trận phải bỏ trăm triệu tiền túi ra trả cho xã viên.
𒊎Trên những con đường làng ngoại vi thành phố, buổi ngày vắng lặng. Trên cánh đồng, chỉ thấy lũ trẻ đi học về và những người trung niên đang làm ruộng. Thanh niên phần nhiều đã vào thành phố làm thuê.
Bài: Hoàng Phương - Thanh Lam
Ảnh: Đỗ Mạnh Cường