Bác sĩ Trần Chí Dũng, khoa Ngoại Đầu Cổ, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết𒁏 bệnh nhân bị ung thư da mũi. Khối u đường kính 4 cm, loét và chảy dịch, cần phẫu thuật sớm để cắt bỏ hoàn toàn u và tạo hình mũi, đảm bảo chức năng thở và thẩm mỹ gương mặt bệnh nhân.
Bệnh nhân phải trải qua hai lần phẫu thuật. Lần thứ nhất ngày 6/4, bác sĩ cắt bỏ rộng khối u, lấy da từ vùng trán để tạo hình mũi, dùng mạch máu của vùng trán nuôi da mũi. Lần phẫu thuật thứ hai ngày 20/4, bác sĩ cắt mạch máu nuôi da từ vù🐎ng trán, sau đó tạ𝕴o hình mũi.
"Lần phẫu thuật đầu tiên phứꦑc tạp nhất", bác sĩ Dũng nói. Khối u đã xâm lấn rộng vào sống mũi, chóp mũi, hai bên cánh, trụ, gốc và một phần sụn mũi, nên phải🍌 khoét sâu để loại bỏ hoàn toàn. Thao tác ghép da vùng trán để tạo hình mũi vốn đã khó khăn, nay lại khó hơn gấp bội. Các bác sĩ mất ba giờ để tạo hình da mũi cho bệnh nhân.
Ngày 23/4, bện⛎h nhân đã phục hồi sức khỏe, vết mổ dần lành lại.
Ngắm nhìn chiếc mũi mới, ông hào hứng nói: "Thật không ngờ mũi của tôi có♐ thể trở về hình dạng giống ban đầu".
Bác sĩ Dũng khuyến cáo, ung thư da vùng mặt thường xuất hiện trên nền sẹo cũ hoặc từ các vết loét nhỏ của mụn cơm, nốt ruồi, nên người bệnh thường ít chú ý. Nếu được phát hiện sớm, quá trình điều trị thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Khi tổn thương lan rộng, v൲iệc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, không triệt để và để lại nhiều di chứng.
Bác sĩ khuyên người dân nên chủ động đi khám sứ🐷c khỏe khi cơ thể có dấu hiệu bất thường. Tuân thủ các biện pháp phòng Covid-19 khi tới các cơ sở y tế khám bệnh trong thời 𝓡gian chống dịch.
Chi Lê