- Chuyên vào vai những bà mẹ miền Nam đau khổ, bất hạnh và nhẫn nại, cuộc sống của bà ngoài màn ảnh thế nào?
- Ở ngoài đời, cuộc sống của tôi khác hẳn. Vợ chồng tôi đang sống cùng gia đình con gái. Chúng tôi có lương hưu, tôi lại có thêm thù lao đi diễn nên đời sốn෴g không mấy vất vả. Ngoài giờ đi diễn và thời gian cho gia đình, tôi tham gia hoạt động ở địa phương, rồi đi chùa… Tính tôi không ngồi yên một chỗ được. Còn sức khỏe, tôi còn hoạt động để thấy mình còn có ích.
- Bà gặp khó khăn gì trong quá trình đi diễn khi đã có tuổi?
- Hoàn toàn không, tôi còn rất minh mẫꦉn, chưa khi nào phải nhờ thư ký nhắc thoại trên trường qu🀅ay. Minh mẫn vậy nhưng khi vào vai một bà già bị lẫn, tôi lại diễn rất đạt (cười).
Tôi vẫn tự đi xe máy mỗi khi đến địa điểm quay, không muốn phiền hà đến người khác trong khi tự mình làm được. Có ngày tôi lái xe vài chục cây số đi diễn, đi đến xịt khói xe. Tôi phải giấu không dám nói cho con cháu, sợ chúng cản. Ngoài hai lần bị ngã và trật khớp nhẹ, tôi chưa hề “run tay” khi lái. Thậm chí, đang đi đường mà gặp mưa to, bỏ kính lão ra, tôi vẫn có thể nhìn đường ༺và lái xe được.
- Gia đình, người thân phản ứng thế nào khi bà vẫn miệt mài lái xe máy đến phim trường?
- Chồng tôi cũng hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Ông ấy luôn tôn 🦄trọng mọi quyết định của tôi. Chúng tôi đã quá hiểu và tin tưởng nhau mấy chục năm qua, nên việc ai người ấy làm v✃à ít can thiệp vào chuyên môn của nhau
Con cái tất nhiên cũng mong muốn tôi 🌱ở nhà nghỉ ngơi, và sợ tôi lái xe trên đường gặp nguy hiểm. Nhưng tính tôi vậy, có gàn cũng không gàn nổi. Tôꦫi tự thấy mình còn đủ sức khỏe, đủ minh mẫn để làm việc nên tôi tìm cách trấn an để các con yên tâm, tin tưởng.
- Người thân cảm nhận thế nào về những vai diễn của bà?
- Người thân cũng như bạn bè, đồng nghiệp của tôi phần lớn đều dành lời ngợi khen. Tôi biết nhiều khi họ động viên mình nhưng vẫn lấy làm vuiꦆ. Tất nhiên, đạo diễn thấy đạt, họ mới mời tôi tham gia nhưng tôi vẫn muốn nghe những ý kiến khách quan từ khán giả.
- Các vai diễn của bà thường nhận được mức cát-xê như thế nào?
- Tôi là diễn viên chưa khi nào đòi hỏi mức cát-xê. Khi các đạo diễn hỏi tôi về thù lao, tôi luôn nói trả sao cho cả tôi và họ đều không bị thiệt. Tôi thường ký với đạo diễn theo phân đoạn, mỗi phân đoạn của tôi dao đ♏ộng từ 300 - 500 nghìn đồng.
Ở Việt Nam, cát-xê cho vai diễn trong phim truyền hình không cao bằng phim nhựa hay đóng quảng cáo. Tôi nhớ, lần nhận được cát-xê cao nhất là khi đóng quảng cáo cho một nhãn thuốc bổ. Đó là khoảng năm 2012, chỉ quay có vài tiếng đồng🌸 hồ, tôi nhận được mấy trăm đô. Tôi còn không biết số🌺 tiền ấy bằng bao nhiêu tiền Việt ở thời điểm đó.
Nhiều người nói, tôi già rồi, đi đꦬóng phim nhiều vì ham cát-xê. Sự thực, cát-xê cho các vai diễn đối với tôi chỉ là tượng trưng. Tuy nhiên, nó rất quan trọng vì đó là số tiền tôi dành để sung vào các quỹ khuyến học trên địa phương, và đóng góp cho một số hoàn cảnh đáng thương.
Bao năm nay quen hoạt động, giờ bắt tôi phải ngồi một chỗ hưởng thụ tuổi già, tôi không làm được. Tại sao phải ngồi nhà trong khi tôi còn khỏe mạnh, vẫn được các đạo diễn tin tưở꧒ng giao vai.
- Nhiều đạo diễn cho rằng, tuy chỉ vào vai phụ nhưng bà có đóng góp rất lớn trên phim trường. Bà nghĩ sao về nhận định của họ?
- Nói "rất lớn" thì hơi to tát. Thực ra tôi chỉ hỗ trợ ê-kíp hướng dẫn diễn xuất cho diễn viên nếu họ ngỏ lời. Tôi có biệt tài hướng dẫn các 🔴em diễn 𒊎những cảnh khóc. Điều này đem đến cho tôi nhiều kỷ niệm đáng nhớ trên phim trường.
Trong phim Blouse trắng, có phân đoạn diễn viên nhí phải khóc. Làm thế nào cô bé cũng không khóc nổi, cuối cùng đoàn phim phải nhờ tôi hỗ trợ. Tôi gợi cho c💎háu nghĩ rằng cháu đang là một cô bé bất hạnh, bị hắt hủi, ruồng rẫy... Nhưng cô bé vẫn tỉnh bơ, nói rằng con sướng lắm, từ nhỏ tới giờ ba mẹ cưng con lắm, cꦡon chưa biết khổ là sao nên không khóc được. Rốt cuộc tôi phải dạy bé sử dụng đến kỹ thuật. Tôi nói, con nhìn thẳng vào mắt bà trong lúc diễn. Rồi tôi khóc thật, thế là con bé khóc theo. Đến khi kết thúc phân đoạn, lên xe để ra về rồi, cháu vẫn còn nức nở.
- Những khi không đi diễn, bà làm gì?
- Tôi nhiều việc lắm. Không đi diễn, tôi bận việc ở phường. Tôi phụ trách gây dựng phong trào văn nghệ cho địa phương. Rảnh hơn nữa l🅰ại đi vận động bà con chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Còn chút ít thời gian, tôi dành đọc sách, xem phi🅺m, xem báo hay đọc kịch bản.
- Bí quyết nào khiến bà có một cuộc sống viên mãn như vậy ở tuổi ngoài 80?
- Tôi không có bí quyết nào cả. Tâm niệm sống của tôi là bỏ hết những điều không cần thiết ra khỏi suy nghĩ, chỉ giữ lại điều gì mình cần. Con cháu, đồng nghiệp đôi khi làm mình mếch lòng, tôi cũng bỏ qua hết. Ở♉ đời không có gì là tuyệt đối, cho nên mình cũng nên tương đối trong cuộc sống. Điều quan trọng là không được chùn bước trước bất cứ khó khăn thử thách nào. Điểm mạnh của tôi chính là tôi không nề hà bất cứ điều gì xảy đến với mình.
Hiện tôi chỉ có một ao ước, giá trẻ ra mươi tuổi, tôi sẽ có🧜 thời 𒅌gian hoạt động và đóng góp nhiều hơn.
Nghệ sĩ Phi Điểu tên thật Nguyễn Thị Phi, sinh năm 1933 tại Campuchia, trong một g𓆏ia đình người Việt có truyền thống cách mạng. Năm 1954, bà từ miền Nam tập kết ra Bắc, trở thành phát thanh viên giọng Nam bộ của Đài tiếng nói Việt Nam. Sau này về lại TP HCM, bà chuyển công tác vào đài phát thanh ♉TP HCM. Phi Điểu được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 1997. Bà tham gia diễn xuất từ năm 2000, để lại dấu ấn trong các vai người phụ nữ tần tảo, chịu nhiều bất hạnh trong các phim: Blouse trắng, Thụy Khúc, Bên đường lá đỏ... Gần đây, nữ nghệ sĩ thay đổi hình ảnh trong phim hài sitcom như Ngũ long công chúa. Bà còn tham gia đ🧔óng quảng cá🌄o, minh họa cho video nhạc. Ở tuổi 81, nghệ sĩ Phi Điểu sống viên mãn và hạnh phúc bên gia đình. Bà c💮ó hai người con với chồng là nhạc sĩ Phan Nhân. Hiện hai vợ chồng nghệ sĩ sống với con gái tại quận 1, TP HCM. |
Châu Mỹ thực hiện