NSƯT Việt Anh |
- Một thời, Nhà hát sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần do anh phụ trách rất thu hút khán giả, theo anh thời đó yếu tố nào dẫn đến thành công?
- Thứ nhất, do sự ▨trẻ trung của cả nhà hát. Từ đạo diễn, diễn viên, tất cả đều trẻ. Từ sân khấ🐻u này, những tài năng được phát hiện và tỏa sáng. Đó là những Thành Lộc, Thanh Thủy, Hồng Vân... Cái thứ nhì là lạ. Cơ chế bắt đầu thoáng hơn thời bao cấp, diễn viên có lương, có thưởng, được ăn chia theo vé, được lãnh lương hằng đêm đã khích lệ sự sáng tạo của mọi người. Sân khấu biểu diễn được đạo diễn xử lý thay đổi liên tục, tạo một ấn tượng lạ và gây hưng phấn cho khán giả.
- Còn bây giờ, trước làn sóng "tư nhân hóa" sân khấu kịch, sân khấu 5B đã gặp khó khăn gì?
- Thú thực, sân khấu của chúng tôi đã xuống dốc 2-3 năm nay. Dường như nó không còn hút diễn viên và khán giả nữa. Một trong những lý do đó là tài chính. Những sân khấu tư nhân được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng, có khán phòng rộng rãi, số ghế gấp đôi, gấp 3 ở sân khấu 5B (sân khấu 5B nhỏ hẹp, l𒈔ại cũ kỹ). Vì thế mà họ có thể trả thù lao cho diễn viên, đạo diễn cao gấp nhiề💝u lần sân khấu 5B. Và nó như một cục nam châm "hút" lực lượng diễn viên sáng giá của nhà hát về phía họ.
- Anh nghĩ gì khi những diễn viên gạo cội của nhà hát như Hồng Vân, Thanh Thủy, Thành Lộc... đã lần lượt đi sang sân khấu tư nhân?
- Cha mẹ nào nuôi con mà chẳng thấy hụt hẫng khi chúng đủ lông đủ cánh và bay đi... Song, đây cũng thể hiện một trong những chức năng của Hội Sân khấu: đó là đào tạo ♏ra những tài năng cho ngành sân khấu nói chung. Lớp này trưởng thành thì sẽ có lớp đàn em kế cận. Sân khấu nhỏ 5B còn có chức năng như là một trường sân khấu điện ảnh, đào tạo một cách thực tiễn. Vấn đề là cần có kinh phí để tiếp tục đào tạo các diễn viên cho thành phố.
Với tình hình tài chính như hiện nay, chúng tôi duy trì được ánh đèn sáng đều đặn là đã là một thành công. Khi diễn viên sáng giá lần lượt ra đi, nhà hát bắt đầu giảm khán giả. Dàn diễn viên trẻ chưa va chạm nhiều, còn non nớt, thiếu kinh nghiệm, chưa thể là thế hệ thay thế. Khi nghèo sẽ kéo theo cái♛ khó. Những kịch bản hay lần lượt chảy về các sân khấu ăn nên làm ra. Như IDECAF chẳng hạn, sở dĩ thu hút được khán giả vì họ có một cơ sở khang trang, dàn diễn viên đồng đều, có tên tuổi và quan trọng là kịch bản hay. Trong khi đó chúng tôi chỉ nhận được những kịch bản hạng tầm tầm, khi đọc thấy tạm được là chúng tôi bắt tay vào làm, vừa làm vừa ráng🍎 sửa. Rất cực.
- Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng Việt Anh nói ra những khó khăn của 5B là vạch áo cho người xem lưng?
- Có thể nhiều người trong nhà hát không suy nghĩ như tôi. Nhưng đã nói ra thì tôi không sợ nữa. Vì đó là sự thật. Đã từ lâu tôi nghĩ đế♚n việc "kêu cứu" các cơ quan chức năng để vực sân khấu dậy nhưng không biết kêu nơi nào?
- Có bao giờ các anh nghĩ tới việc sẽ gọi các diễn viên gạo cội quay lại diễn vở nhằm thu hút khán giả?
- Họ không về đâu. Một trong những lý do quan trọng là giờ đây chúng tôi không đủ kinh phí để trả thù lao cho họ... Diễn với chúng tôi thì họ thiệt quá! Thú thật, tôi cũng chạy sô ở ngoài chứ. Nhưng khi nhà hát có vở là tôi bỏ tất, để về dồn hết tâm huyết cho vở mới... Cách đây mấy hôm tôi có sang IDECAF xem các em tôi Lộc, Thủy diễn Hãy khóc đi em, và tôi đã khóc. Nhưng tôi khóc không phải vì vở kịch. Lúc đó tôi nghĩ: giá như những con người đứng trên sân khấu kia vẫn còn ở lại 5B. Nếu﷽ như vậy🐠 thì đẹp biết bao! :
- Là người thường xuyên tiếp xúc với lớp diễn viên trẻ, anh có nhận xét gì về họ?
- Nhiều diễn viên trẻ có tiềm năng như Thanh Thúy, Minh Đạt..., nhưng chưa được rèn giũa, đào tạo. Tiềm năng ở đây là cái nội lực c🅘á nhân, khả năng cảm nhận cuộc sống, một sự hiểu biết nhất định về mặt văn hóa, không có những điều đó thì khó lòng đi xa trên con đường nghề. Tuy nhiên, tôi chưa thấy được lớp kế cận cho các diễn viên như Thanh Thủy, Thà🐈nh Lộc, Hồng Vân. Đây là một nỗi lo.
- Bản thân anh thấy mình có gì khác so với ngày xưa?
- Thú thực, tôi thấy buồn, chán. Trong cách diễn của tôi không còn cái đam mê rực lửa. Nó hơi mòn. Đó là điều đáng buồn. Thây kệ!... Thời xưa, thù lao một suất diễn có khi chỉ bằng tô phở mà lòng hừng hực đam mê. Nay, khi kinh tế ổn định tôi lại thấy không hạnh phúc. Tâm huyết của tôi giờ đây không phải là các vai diễn nữa mà chính là lớp trẻ. Tôi mong ước có điều kiện để đào tạo được nhiều diễn viên trẻ trưởng thành lên từ sân khấu này. Tuy nhiên, lực bất tòng tâm... nếu như không có kinh phí cho việc này. Dù🎶 vậy, tôi vẫn hy vọng, hy vọng và hy vọng...
(Theo Thanh Niên)