Ngày 29/2, tàu cá của gia đình bà Thúy do ông Trịnh Văn Nguyễn, 40 tuổ💞i, làm thuyền trưởng cùng 5 người xuất bến qua cửa biển Kinh Hội, huyện U Minh hành nghề câu mực. Khoảng 6h ngày 7/3, bà nhận được cuộc gọi từ ông Nguyễn thông báo có tàu nước ngoài áp sát mạn tàu.
"Thuyền trưởng chỉ nói đượ💫c vài câu thì bên đầu dây kia ngắt máy", bà Thúy nói, cho biết lúc này bà kiểm tra trên điện thoại (thông qua thiết bị giám sát hành trình) thấy tàu của gia đình đang hoạt động ở vùng biển Việt Nam.
Sau đó qua điện thoại với ông Nguyễn, bà Thúy biết thêm tàu áp sát "đến từ Campuchia". Những người trên tàu yêu cầu thuyền viên Việt Nam ra trước cabin ngồi, sau đó họ tháo và thu giữ máy định vị, máy tầm ngư, máy điện đường dài, hai máy bộ đàm cùng một📖 số vật dụng cá nhân.
Nhóm người lạ sau đó điều khiển tàu cá qua vùng biển Campuchia, khu vực thuộc 🧸đảo Tang (cách đường phân định vùng biển Việt Nam - Campuchia khoảng 16 hải lý, tương đương 28 km). Hơn 13h cùng ngày, những người này đề nghị ông Nguyễn gọi (bằng điện thoại của họ) về cho bà Thúy, yêu cầu chuyển 4.000 USD mới thả tàu.
"Qua điện thoại, một người nam nhiều lần đòi tôi chuyển tiền chuộc tàu, từ 4.000 USD, sau hạ còn 2.000 USD, rồi đến 53 triệu đồng", bà Hằng kể lại, cho biết tàu của mình không khai thác thủy sản vi phạm vùng biển nước b🐽ạn. Sau đó bà đã báo vụ việc với các cơ quan chức năng.
Không ngã giá được với chủ tàu, nhóm người nước ngoài tiếp tục giữ các thuyền viên. Khoảng✤ 23h cùng ngày, những người này yêu cầu các thuyền viên Việt Nam bơm cho họ 10 can dầu (loại 30 lít mỗi can), song trên tàu không đủ. Sau khi lấy dầu, nhóm người lạ trả các máy móc, thiết bị đã thu giữ và yêu cầu thuyền trưởng Việt Nam lái tàu rời đi.
Theo bà Thúy, đến gần 3h ngày hôm sau, thuyền trưởng điều khiển tàu về đến vùng biển Việt Nam. Sau đó tàu đánh bắt bình thường, đến ngày 18/3 cập bờ. "Các thuyền viên cho 🔜biết rất lo sợ khi bị bắt, nhưng may mắn là tàu có gắn thiết bị gi✱ám sát hành trình nên họ không có căn cứ để giữ, đòi tiền", bà Thúy nói, cho biết tàu cá bị bắt có tổng chi phí đầu tư hơn 300 triệu đồng.
Kể lại với bà Thuý, các thuyền viên cho biết tàu áp sát phương tiện của họ có chữ Campuchia trên thân. Khi tới gần hai người trên tàu mang theo súng đề nghị các t🍸huyền viên ngồi im, rồi điều khiển phương tiện về nước họ. "Khi qua phía nước ngoài, những người này không đánh đập mà chỉ giữ các thuyền viên ở trên tàu", bà Thúy nói, cho biết do họ có súng, cộng thêm địa bàn lạ nên các thuyền viên phải làm theo.
Vào cuộc xác minh, các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau xác định khi bị nước ngoài bắt giữ, tàu bà Thúy hành nghề tại vị trí thuộc vùng biển Việt Nam. Tàu cũng hoạt động đúng ngành nghề theo giấy phép khai thác thủy sản, khi xuất bến đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định, thiết bị giám sát hành trình hoạt động bình thường từ𓄧 khi ra biể𒆙n đến khi vào bờ.
Ông Phạm Quốc Sử, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Cà Mau, cho biết ngành chức năng thống nhất đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh không xử phạt tàu cá của bà Tওhúy. Trái lại sở kiến nghị Chủ tịch tỉnh giao huy🐻ện U Minh khen thưởng chủ tàu và thuyền viên nhằm khích lệ tinh thần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
"Nhiều trường hợp ⭕rơi vào hoàn cảnh giống như vậy nhưng người dân tự thỏa thuận, không báo chính quyền, từ đó tạo ra tiền lệ không tốt. Riêng bà Thúy khi phát hiện tàu khai thác đúng phạm vi đã không thỏa hiệp, chủ động b💟áo cơ quan chức năng", ông Sử nói.
Th🌞eo ông Sử, trong trường hợp ngư dân vi phạm vùng biển khai thác, nước bạn sẽ có cô꧃ng hàm gửi cơ quan lãnh sự quán Việt Nam ở quốc gia đó để thực hiện quyền bảo hộ công dân theo quy định pháp luật quốc tế. "Không có hình thức gọi điện trực tiếp cho chủ tàu cá để đề nghị làm theo yêu cầu của họ, trong mọi trường hợp", ông Sử cho hay.
Chính quyền Cà🐭 Mau đã kiến nghị Bộ Ngoại giao đề nghị lực lượng chức năng Campuchia, các nước có vùng nước lịch sử với Việt Nam phối hợp ch🦂ặt chẽ với nhau trong quản lý, khai thác, thực hiện đúng hiệp định đã ký kết; đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi giữa quốc gia và người dân hai nước.
An Minh