Vụ Thompson kiện Jobcentre Plus (cơ quan trực thuộc Bộ Lao động và Hưu trí, Anh) lên Tòa án Lao động là trường hợp đầu tiên trong chuỗi những vụ kiện xung quanh quy định ꧑đồng phục tại nơi làm việc. Tháng 4/2002, Jobcentre Plus ban hành một bộ tiêu chuẩn đồng phục mới, yêu cầu nhân viên phải ăn mặc một cách chuyên nghiệp.
Theo đó, nhân viên không được mặc tới chỗ làm những trang phục như: quần áo bò, quần short, quần bó, crop-top, giầy thể thao và mũ bóng chày. Nhân viên có thể mặc áo T-shirt với điều kiện không in logo và các hình vẽ trên áo không phản cảm. Nhưng nam giới lại phải mặc áo có cổ đi kè🎐m cà vạt.
Theguardian đưa tin, Thompson là một nhân viên hành chính tại Jobcentre Plus. Công việc hàng ngày của anh không phải làm việc trực ti✤ếp với người tới làm thủ tục và vì thế, anh từ chối tuân thủ nội quy mới về đồng p🌠hục. Sau khi bị cấp trên cảnh cáo, Thompson đã khởi kiện ra tòa Lao động trên cơ sở cho rằng đã có sự phân biệt giới tính trực tiếp.
Thompson lập luận rằng nội quy đồng phục mới là sự phân biệt đối xử với nam giới vì tiêu chuẩn trang phục đối với nữ giới thấp hơn so với nam giới. Thompson và nh😼ững đồng nghiệp nam sẽ buộc phải mặc áo sơ mi có cổ kèm cà ♐vạt, trong khi yêu cầu với nữ đồng nghiệp chỉ đơn giản là “mặc sao cho thích hợp”. Nói cách khác, nam nhân viên sẽ buộc phải mặc áo sơ mi kèm cà vạt, còn đồng nghiệp nữ lại được phép ăn mặc linh hoạt, bao gồm áo T-shirt, áo bóng đá hoặc áo ba lỗ.
Tháng 6/2004, T🌞òa án Lao động đồng ý với Thompson và cho anh hưởng khoản tiền bồi thường 1.000 bảng. Tòa nhận định rằng Thompson đã nhận được sự đối xử kém thuận lợi hơn so với nhân viên nữ ở Jobcentre Plus và sự đối xử ấy được dựa trên giới tính của anh.
Năm 2012, nữ nhân viên bồi bàn Natalie Smith đã 💟khởi kiện ông chủ nhà hàng Simon Maxwell Rees vì ông này bắt nhân viên nữ phải mặc áo và váy hở hang khi phục vụ khách. Khi không đồng ý với trang phục mới, Natalie đã bị cho nghỉ việc.
Sau khi xem xét tình tiết vụ việc, Tòa án thấy rằng nếu thay vào đó 🍬là một nhân viên nam, ông chủ nhà hàng sẽ không yêu cầu người đó phải ăn mặc đồng phục hở hang như nữ giới. Như vậy, có cơ sở cho thấy xuất hiện việc đối xử không bình đẳng giữa hai giới. Cuối cùng, Tòa phán quyết cho🥀 Natalie được hưởng khoản tiền 7.500 bảng để bồi thường thương tổn về cảm xúc.
Năm 2016, cô gái Nicola Thorp, 27 tuổi sống ở đông London, trúng tuyển vị trí lễ tân cho một công ty kế toán có tên Portico. Vào ngày đầu tiên tới nhận việc, cô được yêu cầu phải đi giày cao gót có chiều cao 5-9cm. Nicola từ chối vì không muốn phải dẫn khách đi lại trong đôi giày cao gót suốt 8 tiếng ở công ty. Ngay sau🦂 đó, cô đã bị cho nghỉ việc không lương.
Bất bình, Nicola đã mở một chiến dịch ký tên trực tuyến trên trang web của chính phủ và Nghị viện Anh quốc, đề xuất thông qua quy định cấm doanh nghiệp yêu cầu nữ giới phải đi giày cao gót tại nơi làm việc trên cơ sở những tổn hại s🤪ức khỏe mà giày cao gót có thể gây ra cho phụ nữ.
Theo Telegraph, chiến dịch này thu hút được hơn 150.000 chữ ký và khiến Nghị viện Anh phải đưa vấn đề này vào trong phiên tranh luận. Mặc dù sau đó, Nghị viện Anh đã phủ quyết đ꧑ề xuất của Nicola, nhưng sự quan tâm của dư luận cũng đã buộc cô♕ng ty Portico phải điều chỉnh lại nội quy trang phục của mình, cho phép nữ giới đi giày bệt đi làm.
Để làm rõ hơn về nội quy trang phục và để nâng cao nhận thức của người dân, cuối 2017, Văn phòng Chính phủ về vấn đề Bình đẳng củ⛄a Anh quốc đã ban hành bản hướng dẫn về nội quy đồng phục nơi làm việc và phân biệt đối xử trên cơ sở giới.
Trong bản hướng dẫn có nêu rõ: Quy định về trang phục đối với phụ nữ và nam giới không nhất t🌄hiết phải giống nhau. Tuy nhiên, tiêu chuẩn đặt ra cần phải tương xứng, tức là phải có quy định tương tự hoặc tương đương cho cả hai giới. Quy định về trang phục không được đặt phụ nữ vào tình huống dễ bị khách hàng hoặc đồng nghiệp quấy rối tình dục, vì thế yêu cầu họ ăn mặc khêu gợi là trái luật.
Ngoài ra, bất cứ yêu cầu nào bắt phụ nữ phải trang điểm, làm móng tay, vấn tóc theo một kiểu cụ thể hoặc phải mặc một loại váy nhất định có thể sẽ tráiﷺ luật nếu không có y𝓀êu cầu tương đương cho nam giới.