Thùy Linh, 40 tu🌊ổi, làm việc tại khoa Phụ sản, Bệnh viện E, bị ngừng tim đột ngột đầu tháng 3. Sau khi được cấp cứu, hồi🌳 sức, tim đã đập trở lại, nhưng rơi vào chết não. Sau 3 lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán chết não, gia đình đồng ý hiến toàn bộ tạng để cứu sống 4 người mắc trọng bệnh. Sinh thời, cô đã đăng ký hiến mô tạng.
"Để thực hiện việc lấy - ghép tạng này, các phòng mổ của Bệnh viện E, Việt Đức và 108 đều sáng đèn với hàng chục y bác sĩ, chuyên gia, của các bệnh viện tham gia", TS.BS Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E 🍒nói, chiều 4/4.
Từ tạng hiến của nữ điều dưỡng, 4 người đã được hồi sinh. Trong đó, một bệnh nhân được ghép tim và hai người được ghép thận ở Bệnh viện Việt Đức, một trường hợp được ghép gan ở Bệnh viện 108. Các ca ghép đều thành công, bệnh nhân nhận tạng đã hồi phục sức khỏ𒁃e.
Ông Lộ Mạnh Hởi, bố của điều dưỡng Thùy Linh, cho biết sự bất h🍬ạnh của con đã mang lại may mắn cho nhiều cuộc đời khác. "Con gái tôi sẽ mỉm cười nơi chín suối. Khi thấy tim của con tôi vẫn đập, nỗi đau của tôi vơi đi rất nhiều", ông nói.
Truy tặng Kỷ niệm chương "Vì sức khỏe nhân dân" cho điều dưỡng Linh, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đánh giá ca hiến tạng của một nhân viên y tế là tấm gương điển hình lan tỏa những điều tích cực cho xã hội. Bà Lan kêu gọi mọi người dân hưởng ứng và tham gia đăngᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ ký hiến tặng mô, tạng sau kh🦩i chết, chết não để cứu những cuộc đời khác.
Hơn 10 năm qua, chỉ 5 bệnh viện thực hiện kỹ thuật ghép tạng, đồng thời có♏ chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến mô, bộ phần cơ thể người. Đây là một trong lý do khiến tỷ lệ chết não hiến mô, bộ phận cơ thể người còn rất thấp tại Việt Nam. Sau Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E là đơn vị thứ hai chưa từng ghép tạng nhưng đã triển khai thành công mô hình chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến tạng thành công với sự trợ giúp của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia.
"Do đó, việc phát triển mạng lưới các bệnh viện thực hiện chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến tạng trên toàn quốc hiện trở thành định hướng c🌜ủa Bộ Y tế", Bộ trưởng Lan cho hay, thêm rằng việc này🍸 sẽ giúp cung cấp thêm nguồn tạng hiến.
Ghép mô, tạng là phương pháp cuối cùng trong chữa bệnh, với cá💛c bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục như suy thận mạn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc... Tính đến đầu năm nay, sau 32 năm ghép tạng và 14 năm lấy tạng từ người cho chết não, cả nước đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép. Hiện, gần 4.000 người trong danh sách chờ ghép, chủ yếu là bệnh nhân chờ ghép thận và gan.
Lê Nga