Chị Thủy là điều dưỡng tại khoa Viêm gan, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và là lao động chính trong gia đình. Chồng chị mắc bệnh thận mạn tính, không thể đi làm, một tuần chạy thận ba lần. Anh từng phải ghép thận vào năm 2014, gặp tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép gâyꦯ nhồi máu não, liệt. Sau điều trị, sức khỏe của anh càng suy yếu, hiện mắc thêm bệnh tim. Mẹ chồng cũng có tiền sử b𓆉ệnh thận nên sức khỏe yếu.
Để có tiền điều trị cho anh, hai vợ chồng phải bán căn nhà đang ở. Anh chuyển đến ở nhà bà nội còn c😼hị ở nhà bà ngoại. Khi ấy, con gái chị đang học lớp 8, bố mẹ xa cách nên bị xáo trộn tâm lý, học tập sa sút.
Chị Thủy phát hiện mắc ung thư p🅰hổi giai đoạn ba, di căn, từ tháng 6/2018. Chị từng mổ cắt u, thất bại, phải tới Bệnh viện K truyền hóa chất. Khi ấy, chị෴ đang tranh thủ học nâng cao ở Đại học Y Hà Nội để thêm cơ hội công việc cho bản thân. Tuy nhiên, mọi dự định phải gác lại khi mắc ung thư.
Chị Thủy bị sốc, khóc hết một ngày sau khꦰi chụp X-quang phát hiện ung thư. "Mình hy sinh nhiều như vậy, vì sao bị như thế?", chị oán trách. Rất nhiều ngày sau, chị Thủy mới ổn định tinh thần, bám vào suy nghĩ phải vững vàng vì không còn người lo🧜 cho con gái và ở ngoài kia có nhiều người còn khổ hơn, để mạnh mẽ.
Ban đầu, chị Thủy giấu gia đình, xin nghỉ làm, một mình đến bệnh viện hóa trị. Tuy nhiên, hóa chất điều t♌rị khiến chị ngày càng gầy và xanh xao hơn. Lúc này, chị mới cho cả nhà biết mình ung thư. Lo cho con gái, chị dặn trước: "Bệnh của mẹ có thể không kéo dài được. Nếu mẹ không còn, con hãy coi như mẹ đi trực không về", rồi quặn ܫthắt nhìn con khóc.
Trong 10 tháng, chị trải qua 6 đợt hóa trị, 25 mũi xạ phổi, một ca phẫu thuật cắt u điều trị ung thư phổi. Lúc ấy, chị tự thấy mình may mắn hơn nhiều người vì vẫn cố ăn 🅺được, cơ thể hồi phục trong quá trình truyền hóa chất, chỉ mất khoảng một tuần đầu bị đắng miệng, khẩu vị kém. Trong khi đó, nhiều bệnh nhân khác không thể ăn, bị nôn, đau đớn rất nhiều.
Thá🐈ng 4/2019, ung thư di căn lên não, khối u kích thước 2,7cm. Từ Bệnh viện K, chị được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai. Cuối năm 2019, khối u di căn tới gan và tụy. Tháng 9 năm nay, chị phát hiện thêm ung thư buồng ♛trứng đã di căn tới xương. Ngày 11-12/9, chị một mình vào phòng mổ cắt u buồng trứng, không thông báo với gia đình, bạn bè.
Chị Thủy đã điều trị gần 40 mũi xạ, uống hóa chất thường xuyên trong hơn hai năm qua. Ung thư b꧃uồng trứng khiến chị đau và mệt mỏi hơn ung thư phổi. Song chị Thủy bಌình tĩnh khi nhắc tới gia đình và con gái đang học lớp 10. Chị kể vui nhất là con gái đỗ trường công lập gần nhà với thành tích tốt trong kỳ thi năm nay. Đây cũng là món quà mà con gái dành tặng người mẹ ung thư của mình.
"Trước đấy cháu bị điểm kém và cô giáo phê bình, chỉ đạt học lực trung bình yếu. Tôi sợ cháu không thi được, âm thầm mu🥀a sẵn một bộ hồ sơ tuyển vào trường dân lập. Thế mà cháu đã bứt phá để thi 🔥đỗ cấp ba", chị nói.
Công việc điều dưỡng của chị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vẫn duy trì. Chị làm các việc hành chính như hoàn thiện bệnh án ra viện, quản lý tủ thuốc. Khi khỏe hơn, chị Thủy chăm sóc bệnh nh𝓀ân, song tránh các bệnh nhân lao, cúm do miễn dịch kém và được ưu tiên không tham gia trực. Niềm vui có thể tiếp t𝐆ục làm việc đã lấn át đi cái mệt mỏi, chán chường vì bệnh tật.
Chị Nguyễn Thị Anh Trang, phụ trách điều dưỡng khoa Viêm gan, cho biết người đồng nghiệp dù ung th🌠ư vẫn rất ít khi kêu than hay tỏ ra mệt mỏi lúc làm việc, vẫn thoăn thoắt với kim truyền, băng gạc, hô hào mọi người cố gắng vượt qua bạo bệnh. "Khi gia đình tôi cũng có người mắc ung thư, chị động viên tôi rằng cố gắng vượt qua, giúp người nhà điều trị bệnh thật tốt", chị Trang cho biết.
Chị Thủy đang điều trị ung thư tại Bệnh viện Bạch Mai. Hàng sáng, chị đi bộ đến khoa điều trị lấy thuốc, rồi quay lại cơ quan làm việc. Tóc rụng do ảnh hưởng của hóa chất nên chị cắt rồi đội bộ tóc giả do một người bạn tặng. Sức khỏe chị đã kém đi nhiều sau hơn hai năm ròng rã điều trị ung thư. Chị Thủy đang sꦺử dụng 4 loại hóa chất do gan và tụy vẫn còn u, tiếp tục điều trị ung thư buồng trứng và phổi. Bác sĩ định hướng cho chị dùng thuốc miễn dịch giá 60 triệu đồng một lọ, song chi phí vượt ngoài phạm vi bảo hiểm chi trả và khả năng tài chính nên đành gác lại.
Nhưng chị Thủy cho biết chưa bao giờ tuyệt vọng, tập suy nghĩ và quen coi mình không có bệnh để vui vẻ hơn. Chị khao khát trở thành người có ích, được sống khỏe, tiếp tục làm việc và yêu ngành y, hỗ trợ đồng ngh🉐iệp trong cơ quan. Vì vậy, chị muốn nỗ lực làm mọi việc khi sức khỏe còn cho phép: "Tôi đã mạnh mẽ bao nhiêu năm qua rồi, bây giờ sẽ tiếp tục cố gắng để chiến đấu với bệnh tật".
Chi Lê