Hai “nữ hiệp” Tô Thị Ngợi và Trần Thị Phương An (phải). Ảnh: SGGP. |
Hàng chục vụ đánh nhau của thanh niên, các cặp vợ chồng đều được hai bà giải quyết thấu tình đạt lý. Người dân thị trấn Bến Quan trìu mến gọi hai bà là “nữ hiệp sĩ”... U70. Đó là bà Tô Thị Ng🐻ợi và Trần Thị Phương An (khóm 11, thị tr๊ấn Bến Quan).
"Nữ hiệp sĩ" giữ gìn an ninh trật tự
Bà Tô Thị Ngợi kể, quê bà ở tận xã Kỳ Hà (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Năm 1961, bà khăn gói lên đường vào Quảng Trị làm công nhân nôღng trường Quyết Thắng, đến năm 1989 bà mới nghỉ hưu. Khi đã nghỉ hưu, lúc rảnh rỗi bà lại đi thăm nom xóm giềng.
Nhiều lần thấy cảnh đám thanh niên cầꦇm dao, rựa, gậy gộc rượt đánh nhau náo loạn cả một góc thị trấn, bà day dứt. Năm 1994, thị trấn Bến Quan thành lập, bà đứng ra tự nguyện xi💙n làm an ninh khóm. Khi đã “đảm nhận” nhiệm vụ mới thấy công việc không hề đơn giản. Bà suy nghĩ mãi mới tìm ra giải pháp tốt nhất để hạn chế tình trạng ẩu đả nhau trong khóm phố.
Việc đầu tiên, bà tổ chức họp khóm và mời những thanh niên hay càn quấy đến bắt phải ký cam kết dưới sự chứng kiến của bà con trong khóm ☂và gia đình họ. Sau đó, bà thường xuyên đến nhà những thanh niên ấy theo kiểu “mưa dầm thấm đất” để giáo dục, cảm hóa. Nhờ vậy, nhiều thanh niên càn quấy ở khóm đã trཧở thành người tốt, tu chí làm ăn và có gia đình với cuộc sống khá giả.
Giao thừa năm 2002, khi có việc phải đi qua ngã ba t🉐hị trấn, bà nhìn thấyꦗ một đám thanh niên đang hỗn chiến bằng dao, rựa, gậy gộc. Can ngăn không được, bà xông vào túm cổ áo mấy đứa hăng máu nhất lôi qua một bên rồi chỉ mặt từng đứa dọa... nếu không dừng lại, ngày mai bà sẽ “lôi cổ” từng đứa lên công an thị trấn.
Sau vụ việc ấy, Công an thị trấn Bến Quan trang bị cho bà một chiếc gậy༺ ba toong, còi và băng đỏ..., nhưng từ đó🐻 đến nay bà chưa đụng đến bao giờ. Khóm 11 nơi bà ở và thị trấn Bến Quan bây giờ không còn xảy ra tình trạng thanh niên ẩu đả nhau.
“Nữ hiệp sĩ” hòa giải
Bà Trần Thị Phương An ở cùng khóm với bà Ngợi. Bà An quê ở xã Đức Cường (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), vào làm công nhân nông trường Quyết Thắng cùng đợt với bà Ngợi (năm 1961) và nghỉ hưu 🦩năm 1990.
Năm 1994, thấy bà bạn già đảm nhận công việc nguy hiểm như vậy, bà cũng xin “một châඣn” trong tổ hòa giải khóm 11 “đặc trách” hòa giải các cặp vợ chồng đòi đưa nhau ra tòa. Từ khi nhận công việc đến nay, hàng chục cặp vợ chồng “cơm không lành, canh chẳng ngọt” đã đoàn tụ, chí thú làm ăn...
Do có uy tín trong việc hòa giải nên nhiều lúc bà cũng “bở hơi tai” bởi cứ có vụ🦹 vợ chồng đánh đập nhau là họ lại chạy đến nhờ bà. Nhiều𝕴 lúc đang đêm, trời mưa to gió lớn bà cũng phải lọ mọ đến hòa giải.
Khi được hỏi “bí quyết”, bà cười bảo chẳng có bí quyết gì cả ngoài việc tìm ra nguyên nhân của vụ việc, ưu khuyết điểm của chồng, vợ để hòa giải. Ví như người chồng thường xuyên ꧟uống rượu về nhà đánh đập vợ, khi đến hòa giải bà thường gọi người vợ ra một nơi để chỉ ra mặt tốt của người chồng và khuyên người vợ nên 🎃tha thứ lỗi lầm chồng mắc phải.
Sau đó, gặp người chồng bà khuyên ngăn người chồng không nên uống rượu về làm khổ vợ, khổ con. Thuyết phục một lần không được, bà đến nhà thuyết phục nhiều lဣần đến lúc nào người chồng không còn uống rượu, đánh đập vợ và vợ không đòi ly hôn mới thôi.
(Theo Sài Gòn Giải Phóng)