Bà qua đời hôm 8/9, thọ 96 tuổi, sau hơn 70 năm trị vì, khiến nhiều người, trong đó có các nghệ sĩ quốc tế, thương tiếc. Tờ Vanity Fair nhận định Nữ hoàng Elizabeth II là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất🅠 hành tinh. Thời gian bà trị vì trùng với thời điểm tivi và các phương tiện truyền thông đạ👍i chúng phát triển vượt bậc, kéo theo sự tò mò của công chúng về các nhân vật hoàng gia.
Theo tờ People, sự nổi tiếng của series The Crown gần đây, với những câu chuyện về cuộc sống của Nữ hoàng tại Cung điện Buckingham, chỉ là một phần nhỏ trong bức tranh nghệ thuật về bà. Elizabeth II là biểu tượng văn hóa trong nhiều lĩnh vực, từ phim ảnh đến âm ♛🌌nhạc, hội họa. Bà xuất hiện trong hơn 20 bộ phim, trong đó có tác phẩm từng đoạt giải Oscar.
Năm 1988, Alan Bennett lần đầu đưa hình tượng Nữ hoàng lên sân khấu, với vở Question of attribution. Kịch 🥃tác gia đã khắc💜 họa một Elizabeth trang nghiêm, điềm đạm, người đã vạch tội kẻ phản bội là cố vấn lâu năm. Năm 1992, vở kịch được chuyển thể thành series truyền hình cùng tên, do Prunella Scales đóng chính.
Bộ phim tiểu sử The Queen năm 2006 được xem là một trong những tác phẩm khắc họa thành công hình tượng nữ hoàng. Lựa chọn thời điểm Công nương Diana qua đời năm 1997, đạo diễn Stephen Frears lột tả cách Elizabeth II xử lý những rối ౠren trong và ngoài hoàng gia. Khi đó Nữ hoàng và Hoàng gia Anh bị chỉ trích vì phản ứng của họ trước tai nạn xe hơi của Công nương. Minh tinh Helen Mirren từng tiết lộ viết thư gửi Nữ hoàng trước khi quay phim: "Tôi nhận ra rằng chúng tôi đang khai thác một giai đoạn đau khổ của cuộc đời bà... Tôi không nhớ mình đã viết như thế nào. Tôi nói đang làm phim đó và hy vọng nó không quá tồi tệ với bà ấy". Tác phẩm giúp Mirren đoạt giải "Nữ chính xuất sắc" tại Oscar 2007.
The Crown - series của Netflix (chiếu từ năm 2016) - phần nào thể hiện những góc khuất cuộc đời người phụ nữ quyền lực nước Anh, qua diễn xuất củಌa Claire Foy, Olivia Colman...
Nữ hoàng đặc biệt có duyên với các nhân vật hoạt hình. Tại Đại lễ Bạch kim hồi tháng 6, bà góp mặt trong đoạn phim ngắn cùng với Gấu Paddington, nhân vật hư cấu được yêu thích nhất trong văn học thiếu nhi Anh và được ví von là "bảo vật quốc gia". Cả hai cùng nghe nhạc, thưởng trà và trò chuyện về món ăn yêu thích. Theo BBC Radio, nữ hoàng đã💞 thực sự diễn xuất bởi nhân vật Gấu Paddington không có thực, được dựng bằng CGI sau đó. Bà đã thoại một mình, thể hiện niềm say mê qua ánh mắt.
Ngoài ra, hình tượng bà còn xuất hiện trong hoạt hình Minions nổi tiếng của Universal, năm 2015. Trong phần phim, các Minions đã giúp ngăn chặn âm mưu lật đổ Nữ hoàng từ một kẻ xấu. Bà cũng được nhắc đến trong một tập phim của The Simpsons và South Park
Năm 𒁃2012, Nữ hoàng tự đóng video cùng James Bond (Daniel Craig), xuất hiện tại đoạn phim ngắn chiếu ở khai mạc Thế vận hội Olympic ở London. Điệp viên 007 hộ tống bà từ Cung điện Buckingham tới địa điểm tổ chức thế vận hội, cùng đáp xuống từ một ch﷽iếc trực thăng.
Nữ hoàng Elizabeth II cũng là nguồn cảm hứng của nhiều nhạc phẩm hay tác phẩm văn chương, hội họa... Ban nhạc The Beatles từng sáng tác ca khúc Her Majesty để tôn vinh bà. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Esquire năm 2015, Paul McCartney cho biết khi còn là một thiếu niên, ông mến mộ nữ hoàng. "Chúng tôi 11 tuổi, bà ấy khi đó 21 tuổi, thật xinh đẹp", nhạc sĩ nói. Năm 2002, McCartney đã hát ca khúc tại Cung điện Buckingham trong Đại lễ Vàng của Nữ hoàng. Bài hát có đoạn: "Nữ hoàng là một phụ nữ đẹp. Tôi muốn nói với bà ấy rằng tôi yêu bà rất nhiều". Elizabeth II cũng được gợi nhắc trong các ca khúc Penny Lane, For You Blue, Mean Mr Mustard của nhóm.
Trong lĩnh vực văn học, năm 2016, tác giả Jane Riordan viết cuốn Winnie the Pooh meets the Queen 𝓡(Winnie-the-Pooh gặp Nữ hoàng) để kỷ niệm sinh nhật lần t꧑hứ 90 của cả hai nhân vật. Tác giả quá cố A.A. Milner - người sáng tạo gấu Pooh - cũng từng dành nhiều tình cảm cho bà. Khi bà mới chào đời, ông đã tặng Công chúa Elizabeth khi ấy một cuốn sách gồm các bài hát về gấu Pooh, Teddy và một số nhân vật khác.
Năm 2012, tác giả Sue Townsend viết cuốn The Queen & I, tưởng tượng cuộc sống của nữ hoàng khi chế độ quân chủ của Anh bị phá bỏ, khiến bà trở thành một phụ nữ bình thường, từng bước học cách mưu sinh. Họa sĩ nổi tiếng Andy Warhol từng bày tỏ lòng kính trọng bằng cách vẽ bốn bức chân dung của bà, năm 1985. Năm 2012, Elizabeth II đã mua các bức 💞tr🦩anh này.
Elizabeth II còn được xem là một tượng đài thời trang. Bà chinh phục thế giới bằng gu thời trang kinh điển, toát lên phong thái bản lĩnh, qua 70 năm trị vì. Nhiều thiết kế lấy cảm hứng từ bà, trong đó có bộ sưu tậ🧸p Xuân Hè 2018 của Erdem với váy sơ mi đính trâm✱ cài áo, váy voan đính hoa và găng tay trắng dài.
Nhà thiết kế mới nổi Richard Quinn cũng tham khảo phong 🔜cách của bà, đặc biệt là bộ trang phục Balmoral gồm váy hoa sang trọng kèm khăn lụa trùm đầu. Tháng 2/2018, anh được nữ hoàng trao giải "Nữ hoàng Elizabeth II cho Thiết kế Anh" ở show Thu Đông 2018. Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên Nữ hoàng xuất hiện tại London Fashion Week - một trong bốn tuần lễ thời trang lớn nhất thế giới. Hình ảnh bà ngồi hàng ghế đầu, trò chuyện cùng Anna Wintour trở thành khoảnh khắc đẹp của sự kiện.
Hà Thu (theo People, Vanity Fair, Rolling Stone)