Khi được mời phát biểu trong phiên bỏ phiếu về dự luật 🧸Hiệp ước Bản địa tại Hạ viꦓện New Zealand ngày 14/11, nghị sĩ Hana-Rawhiti Kareariki Maipi-Clarke, 22 tuổi, đứng dậy, xé bản thảo dự luật rồi bất ngờ nhảy điệu haka giữa nghị trường.
Haka là điệu nhảy truyền thống của New Zealand, bắt nguồn từ điệu nhảy chiến tranh của người Maori. Haka còn có nghĩa là "tiếng thét chiến trận" hay "thử thách bộ lạc". Các chiến📖 binh thường nhảy haka trước khi ra trận để nâng cao sĩ khí và trấn áp kẻ thù.
Các thành viên đảng Te Pati Maori cũng đứng dậy nhảy, hò hét theo Maipi-Clarke, khiến phiên bỏ phiếu Hạ việ꧟n bị gián đoạn. Màn nhảy của nhóm nghị sĩ gây sốt, khiến tên tuổi của Maipi-Clarke được chú ý tới. Nữ nghị sĩ đã bị đình chỉ chức vụ trong một ngày sau khi khởi xướng màn nhảy.
Maipi-Clarke, sinh năm 2002 ở Đảo Bắc, trúng cử nghị sĩ trong cuộc bầu cử năm 2023, nơi cô và cha mình đều được xem là ứng viên nghị sĩ đại diện cho đảng Te Pati Maori của người Maori bản địa, vốn chiếm khoảng 20% t𝓀rong ඣsố 5,3 triệu dân New Zealand.
Cô trúng cử vì "góc nhìn trẻ trung", trở thành nghị sĩ trẻ nhất New Zealand trong gần hai thế kỷ. Gia đình Maipi-Clarke có truyền thống làm chính trị, cô là hậu duệ bộ trưởng Maori đầu tiên của New Zealand Wi Katene và là cháu gái của Taitimu Maipi, thành viên nhóm hoạt động Maori Nga Tamatoa, và nhà ngôn ngữ họꦍc Maori Hana Te Hemara.
Maipi-Clarke bước vào nghị trường khi các vấn đề chủng tộc trở 🌳thành tâm điểm ở New Zealand, trong bối cảnh chính quyền Thủ tướng Christopher Luxon hứng chỉ trích sau khi dừng đưa tiếng Maori vào các văn bản chính thức, giải thể cơ quan y tế Maori.
Sau khi trúng cử, cô mô tả mình là kaitiaki (người bảo vệ) ngôn ngữ, quyền lợi, văn hó🔜a Maori và gây chú ý khi nhảy haka trong bài phát biểu đầu tiên trước quốc hội hồi tháng 12/2023 để thể hiện các cam kết với người bản địa, rằng bản thân "đã sẵn sàng cho một trận chiến".
Màn nhảy mới nhất ngày 14/11 của cô và các nghị sĩ Maori nhằm thể hiện sự phản đối với dự luật Hiệp ước Bản địa. Đảng ACT New Zealand, một đảng nhỏ trong liên minh 🅠cầm quyền trung hữu, tuần trước công bố dự luật nhằm diễn giải lại Hiệp ước Waitangi được hoàng gia Anh và hơn 500 tù trưởng Maori bản địa ký năm 1840.
Hiệp ước nêu cách hai bên quản trị trong hòa bình ở New Zealand. Cách diễn giải các điều khoản trong hiệp ước vẫn tác động đến luật pháp và chính sách tại nước này cho đến ngày nay. Dự luật của ACT New Zealand bị ♚nhóm Maori phản đối mạnh mẽ, cho rằng nó làm suy yếu quyền của người bản địa.
Maipi-Clarke cũng từng nhiều lần chỉ trích Thủ tướng Luxon làm suy yếu quyền của người bản địa. Theo thăm dò của tạp chí Time, Mỹ, khi mức độ ủng hộ của ông Luxon giảm sút, Maipi-Clarke đa🦄ng nổi lên là một trong 5 ứng viên t💟hủ tướng được yêu thích.
Là nghị sĩ thuộc Gen Z (sinh năm 1997-2012), cô còn điều hành một khu "vườn tập thể", nơi cộng đồng Maori cùng nhau𝓰 trồng cây và thꦅu hoạch. Cô cũng dạy học sinh làm vườn, hoạt động tích cực trên mạng xã hội và viết sách về việc sử dụng lịch Maori để chữa lành thể chất, tinh thần.
Trả lời Time năm 2023, Maipi-Clarke nhấn mạnh sứ mệnh trở thành đại 💃𝓰diện cho tiếng nói của cử tri trẻ tuổi và nâng cao nhận thức về lựa chọn quan điểm chính trị cũng như về vấn đề chống biến đổi khí hậu.
"Tôi cũng muốn nhữ༺ng hỗ trợ những người trẻ dễ bị lôi kéo gia nhập băng đảng v💙à những người cảm thấy lạc lõng trong cộng đồng vì không thể kết nối văn hóa", cô nói.
Đức Trung (Theo AP, AFP, TIME)