Trần Thị Quỳnh (18 tuổi), THPT Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên chia♉ sẻ, ý tưởng nảy ra khi cùng cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Nhung xem chương trình về các bệnh nhân ung thư đang thực hiện hóa trị, tóc rụng mà không có điều kiện mua những bộ tóc giả. Quỳnh cho hay, tóc giả làm từ t𝕴óc thật rất đắt, còn làm từ tơ sợi tổng hợp sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất. "Em nghĩ tại sao không làm tóc giả từ những nguồn nguyên liệu có sẵn từ tự nhiên, vừa giảm giá thành vừa không gây ô nhiễm môi trường", Quỳnh nói.
Dưới sự hướng dẫn của cô Cẩm Nhung, Quỳnh mày mò và tìm hiểu tơ sợi tự nhiên lấy từ sợi bông, tơ tằm, sợi lanh, sợi gai, tuy nhiên chúng không dùng để làm tóc giả được vì dễ bị co và🅺 xù. Trong quá trình tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, hai cô trò chú ý đến cây lưỡi hổ bởi những ưu điểm như sợi tơ dai và màu trắng rất dễ nhuộm, có độ bền cao, không co xù. Khảo sát thấy loài cây mọc hoang dại mọc khắp các bản làng, họ quyết định chọn thử nghiệm với lá cây lưỡi hổ để làm tơ sợi sản xuất thủ công, không sử dụng hóa chất.
Để thực hiện, nhóm thu hoạch l🦩á cây lưỡi hổ đem rửa sạch, dùng chày giã nát phần thịt lá, sau đó đem ủ chế phẩm men vi sinh Emuniv trong khoảng từ 7-10 ngày. Lá cây lưỡi hổ sau khi ngâm sẽ bị phân hủy, sau đó tiến hành xử lý tách phần sợi tơ. "Sợi tơ bản chất mạch ống, mạch dây nằm trong phần lá, do đó cần loại bỏ lớp cutin ở 2 mặt lá để giúp cho việc lấy phần thịt lá ra khỏi sợi tơ một cách dễ dàng", Quỳnh nói và cho biết thêm, lá lưỡi hổ bánh tẻ và lá già cho phần tơ sợi bền chắc hơn và ít bị đứt gãy hơn trong quá trình tách sợi.
Trong quá trình sản xuất, nhóm thêm vào một số sản phẩm dưỡng như dịch chiết lá cây lô hội; dung dịch enzym từ vỏ quả dứa, cam, chanh để sợi tơ mảnh có độ dai và mềm. Sau khi ngâm khoảng 6 tiếng, tơ được đi đem đi phơi và sấy khô. Những sợi tơ thu được khá mềm, bảo quản ở nhiệt độ phòng sau 8 tuần không ♈xuất hiện nấm mốc. Tóc giả thành phẩm được 💦các bạn học sinh trong trường trải nghiệm sau 2 năm vẫn sử dụng tốt.
Nhóm cũng sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như củ nghệ, quả mồng tơi chín, bột cà phê để nhuộm màu cho sợi tơ, sau đó đem tạo hình thành tóc giả▨. Để thí nghiệm khả năng chịu nhiệt của sản phẩm, nhóm sử dụng máy ép và uốn tóc với nhiệt độ thường sử dụng với tóc thật. "Kết quả cho thấy tóc giả từ tơ sợi lá cây lưỡi hổ có khả năng chịu nhiệt tốt có thể dễ dàng thay đổi kiểu dáng", Quỳnh cho hay.
Chia sẻ với VnExpress, cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Tổ trưởng chuyên môn, Phó chủ tịch Công đoàn trường THPT Mường Nhé, cho biết điểm thành công nhất của dự án là tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn tự nhiên và an toàn trong quá trình sử dụng. "Dù nghiên cứu mới ở bước đầu, tôi kỳ vọng về tiềm năng phát triển sản phẩm, qua đó giúp người dân 🌠có thêm cây tr✱ồng mới đem lại hiệu quả kinh tế, nguồn thu nhập", cô Nhung nói.
Những bộ tóc giả, lọn tóc tóc highlight được các bạn học sinh trong trường rất thích thú. Cô Nhung tiết lộ thêm, một số học trò đã rất thích cực tham gia tách sợi tơ và tự tạo được sản phẩm tương tự, đem bán online với giá chỉ khoảng 8.000 đến 10.000 đồng/bộ tóc giả hoặc dùng làm quà tặng. Ngoài làm tóc giả, các sợi tơ được sử dụng làm chổ🐬i cọ trang điểm, tết thành sợi dây thừng, đan giỏ, lưới, võng, làm thảm lau chân, chổi quét bụi, đan vòng tay và một số đồ handmade.
Sắp tới, nhóm sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm tóc giả với độ 🌄bóng mượt hơn, dệt các sợi tơ thành các mảnh vải và tạo ra các sản phẩm bao bì, hàng thủ công mỹ nghệ thời trang. Bên cạnh đó, nhóm c🧸ũng lên ý tưởng chế tạo ra máy ép lá lưỡi hổ lấy tơ để rút ngắn thời gian và công sức.
Dự án nhận "Giải sáng kiến" tại cuộc thi Sáng kiến Khoa hꦏọc 2023, được Hội đồng giám khảo đánh giá có ý tưởng tốt và đầy ý nghĩa nhân văn. Mặc dù về công nghệ tính mới chưa cao, sáng kiến đã đặc biệt hướng tới tính hỗ trợ vùng miền, phục vụ đồn🍌g bào vùng sâu, vùng xa.
Năm thứ hai tổ chức, cuộc thi Sáng kiến khoa học 2023 của VnExpress kỳ vọng tạo sân chơi cho nh꧂ững người yêu khoa học, công nghệ; hướng tới các nhà khoa học chuyên và không chuyên tuổi dưới 40, để tìm kiếm ꦚnhững sáng kiến, giải pháp, kết nối đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ. "Giải sáng kiến" phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, miền núi trị giá 30 triệu đồng cũng là hạng mục mới của năm nay.
Như Quỳnh