Ngày 14/11, quan điểm này được nêu tại Diễn đàn giáo dục Việt Nam 2020: Giáo dục bền vững trong kỷ nguyên số, do Truಌng tâm Phát triển bền vững chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) tổ chức.
Trong phiên tꦯhảo luận về nghiên cứu, quản trị giáo dục, Đỗ Quyên, học sinh lớp 12 Anh 2, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, cho biết đã nghiên cứu mô hình trườ💎ng chuyên ở các nước và khảo sát 100 học sinh trường chuyên với ít nhất một năm trải nghiệm ở môi trường này.
Khảo sát của Quyên cho thấy tới 64% đồng ý những nguyện vọng của bản thân được đáp ứng khi học trường chuyên, chẳng hạn được tiếp cận với nhiều cơ hội du học, học bổng⛦; tham gia hoạt động ngoại khóa quy mô; rèn luyện kỹ năng mềm; học chuyên sâu môn chuyên; tham gia kỳ thi học sinh giỏi hay có cơ hội nghiên cứu, trao đổi. 8% không đồng ý với quan điểm trên và 28% tỏ thái độ trung lập.
Khi được hỏi có chọn lại học trường chuyên, 77% cho biết vẫn sẽ chọn. "Những con số trên cho🐎 thấy học sinh đán🎉h giá tích cực về trường chuyên", Đỗ Quyên nói.
Qua các khảo sát, Quyên thấy nổi lên việc cần so sánh nhu cầu và kỳ vọng của học sinh thay đổi như thế nào qua thời gian. Các cựu học sinh cảm thấy việc học chuyên có tác dụng với nghề nghiệp sau này không? Nên đầu tư nhiều cho nhóm học sinh tài năng này hay đầu tư toàn diện cho tất cả? Có trường riêng cho học sinh tài năng hay các trường học c🍸ó chương trình riêng để học sinh tài năng đăng ký học?
"Nhiều ý kiến cho rằng học sinh chuyên nên có sự tự do học thuật nhưng em lại thấy học sinh chuyên cần có định hướng rõ ràng để có thể sử dụng khả năng ൩của mình đúng chỗ", Quyên nói và cho rằng trường chuyên với nhiều tài năng nên được hướng dẫn khai thác tối đa mọi thứ xung quanh để việc học không còn chỉ gói gọn trong trường lớp. Học sinh trường chuyên được học sâu môn chuyên nếu ra trường không thể sử dụng khả năng của mình đó là sự lãng phí rất lớn𓃲.
"Nếu công tác định hướng và thu hút tài năng được làm từ trườn✅g THPT và đến với những học sinh tài năng thì việc thu hút nhân tài không khó khă💞n quá như bây giờ", Quyên bày tỏ quan điểm.
Khép lại phần trình bày, Quyên dẫn lời nhà khoa học người Pháp Rene Descartes: "Có một khối óc giỏi là không đủ, quan tr🐭ọng là dùng nó như thế nào".
Bài chia sẻ dài 30 phút của Quyên nhận được sự đồng tì🔯nh của nhiều thầy cô, chuyên gia giáo dục. Nhiều người đánh giá cao sự tìm tòi nghiêm túc của nữ sinh, gặp trực tiếp em để xin lại nội dung trình bày.