Trong 6 học sinh của đoàn Việt Nam giàn๊h huy chương vàng môn Toán tại kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế (IMSO) năm 2024, Nguyễn Phương Thảo, lớp 7H3, trường Phổ thông liên cấp Olympia, là nữ sinh duy nhất.
Đây là năm cuối T༺hảo đủ tuổi thi IMSO. Việc giành huy chương ở hai môn khác nhau, giúp kỳ thi trở nên trọn vẹn với cô học trò.
Thảo cho biết tham gia các kỳ thi Toán trong và ngoài nước như IKMC, SASMO..., từ tiểu học. Đây cũng là môn học em yêu thích nhiều năm qua vì tíꦕnh thực tế, nhiều bài có lời giải thú vị. Em có thể dành cả buổi tối chỉ để giải một bài Toán mà không thấy🅘 chán.
IMSO là kỳ thiꦰ uy tín về Toán và Khoa học, dành cho học sinh dưới 13 tuổi trên toàn thế giới.
Dù𝐆 Toán là thế mạnh, song trong lần đầu dự IMSO vào năm 2023, Thảo chọn Khoa học. Lý do là bố mẹ luôn khuyến khích Thảo trải nghiệm nhiều nhất có thể để phát triển năng lực toàn diện, đồng thời tìm được lĩnh vực phù hợp, em muốn thử một môn mới sau nhiều lần thi Toán.
Đề thi Khoa học gồm hai bài lý thuyết và một bài thí nghiệm, yêu cầu đo độ dài của chất trong nước có tỷ lệ muối khác nhau. Thảo làm tốt phần lý thuyết, song bài thí nghiệm không như mục tiêu, nên gi𝄹ành huy chương bạc chung cuộc.
Năm nay, Thảo muốn trở lại với thế mạnh của mình, nên đăng ký thi môn Toán. IMSO 2024 diễn ra tại Trung Quốc trong tuần đầu của tháng 10, sớm gần hai tháng so v🔯ới mọi năm. Vì vậy, vừa vào năm học mới, Thảo liên tiếp phải vượt qua vòng sơ tuyển và vòng chọn đội thi quốc tế. Ngày có tên trong danh sách tới Trung Quốc, nữ sinh cũng chỉ còn hai tuần để ôn tập.
Thời gian này, Thảo được trường ưu tiên xếp riêng thời khóa biểu. Trong các tiết tự học, em được kèm 1:1 bởi 5 thầy cô, mỗi người phụ trách một nội dung. Về nhà, ngoài làm bài được giao, nữ sinh tìm thêm đề các năm trước tự học. Tối nào k🍷hông có nhiều bài tập, Thảo dành 3-4 tiếng để học Toán, ít thì một tiếng.
Thảo thấy mình còn yếu hình học, nên chú tâm học phần này hơn. Gặp bài khó, nếu q🐼uá 20 phút mà không nghĩ ra hướng giải, em sẽ hỏi thầy cô để được gợi ý. Nữ sinh nhìn nhận cách học này hiệu quả, vừa tránh mất thời gian suy nghĩ quá lâu, cũng không hoàn toàn dựa vào giáo viên để tìm ra cách lꦕàm.
Thảo cho biết đề thi Toán gồm ba phần: trắc ng🃏hiệm viết đáp số, tự luận và khám phá, lần lượt trong 60, 90 và 120 phút. Thảo thấy phần khám phá khó nhất, chỉ kịp giải 5 trên 6 bài. Bài cuối cùng cho một bàn cờ 5x5, được cắt một ô ở giữa, yêu cầu thí sinh tìm tất cả cách để quân mã đi hết bàn cờ.
"Em rất ấn tượng ꦅvới bài này, nhưng do dạng k൲hông quen thuộc và hết thời gian nên chưa kịp làm", Thảo kể.
Bù lại, hai phần thi꧅ đầu tiên, nữ sinh hoàn thành tốt. Thậm chí, em còn giải được nhiều bài tập hình học - vốn không phải thế mạnh.
Cô Đặng Ngọ𒐪c Mỹ Anh, phó chủ nhiệm và dạy Thảo môn Toán, đáಞnh giá học trò đã cố gắng rất nhiều trong phần hình học. Ở trường, mỗi khi Thảo gặp bài khó, hai cô trò cùng tìm cách làm. Vì vậy, khi làm được các bài hình trong cuộc thi, Thảo khoe ngay với cô.
Theo cô, Thảo tiếp thu nhanh, không ngại chia sẻ ý kiến của mình với 🐷thầy cô và các bạn. Do từng tham gia nhiều cuộc thi, Thảo có tư duy giải bài nhạy bén, tự giác. Mỗi khi luyện tập, Thảo sẽ chủ động bấm giờ. Nhìn thấy phần nào mình chưa mạnh hoặc dạng nào mới, em sẽ báo giáo viên là cần ôn tập hoặc nhờ thầy cô tìm thêm bài để luyện.
"Nhận tin Thảo giành huy chương vàng, tôi 🤪rất vui vì biết c🌠on đã nỗ lực rất nhiều. Hy vọng đây là động lực để con tiếp tục theo đuổi môn Toán", cô giáo nói.
Trên trường, ngoài Toán học, Thảo còn th𝓡ích Tin, Khoa học, các nội dung về kinh tế và giáo dục pháp luật. Nh𒊎ững lúc rảnh, Thảo xem phim hoạt hình, đọc truyện viễn tưởng bằng tiếng Anh. Nữ sinh còn biết chơi ba loại đàn, gồm piano, guitar và t'rưng.
Với Thảo, IMSO không chỉ là cuộc thi kiến thức, mà còn là cơ hội để em gặp gỡ với bạ🧸n bè quốc tế. Trong buổi giao lưu, Thảo tặng chuồn chuồn treꦜ - một trong những sản phẩm thủ công ở Việt Nam - cho các bạn. Em cũng được nhận nhiều món quà lưu niệm, thích nhất bàn cờ vua đến từ một người bạn Iran.
Nữ sinh cho biết sẽ tiếp tục thử sức ở các sân chơi khác,꧑ không chỉ♎ giới hạn ở Toán học, để thỏa mãn niềm đam mê khám phá.
Thanh Hằng