Nữ sinh ngành Truꦑyền thông quốc tế bất ngờ khi biết tin điểm của mình cao nhất trong☂ hơn 440 sinh viên khóa 2020-2024, tốt nghiệp, hôm 13/7.
"Trướ🦄c đó, mình chỉ biết điểm xuất sắ꧃c nhất khoa, không nghĩ sẽ đứng đầu toàn trường", Linh nói.
Theo đại diện nhà trường, điểm trungও bình học tập của Linh là thành tích tốt nhất ở khoa trong 15 năm qua, kể từ khi thành lập.
Hoài Lꦑinh là cựu học sinh lớp chuyên Anh, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng. Với giải nhất học s💞inh giỏi quốc gia môn tiếng Anh, Linh được tuyển thẳng vào Học viện Ngoại giao (DAV) cách đây bốn năm.
Từng phụ trách thiết kế ấn phẩm truyền thông cho các sự kiện ở trường cấp ba, Linh sớm thích đi theo🀅 hướng này. Nữ sinh còn hứng thú vì ở DAV có chương trình thực tập từ năm thứ nhất.
"Thực tập để được thử nhiều thứ. Đây là bước đệm tốt để mình tìm thấy đam mê công việc sau ಌnày", Linh nói. Trong thời gian học, nữ sinh được trải nghiệm làm việc ở đài truyền hình, công ty truyền thông - marketing, đại sứ quán và tổ chức liên chính phủ, mỗi nơi kéo dài từ ba tháng đến một năm.
Hoài Linh nhớ từওng xây dựng một chiến dị🐓ch truyền thông về phân loại rác thải nhựa cho một tổ chức phi chính phủ, hồi năm thứ ba. Đây là dự án nằm trong môn học Truyền thông và phát triển xã hội, giúp Linh hiểu thêm về cách dùng truyền thông để đóng góp cho cộng đồng. Đề xuất của Linh được chấp thuận, khởi chạy chính thức trên các kênh mạng xã hội của đơn vị này.
"Nhờ học lý thuyết song song thực tiễn, mình nắm chắc kiến thức ꦡhơn, bốn năm đại học không mấy vất vả", nữ sinh nhận định.
Cũng nhờ thực tập nhiều, Linh 🔯dần dần yêu thích công việc n♈ghiên cứu khoa học. Từ đó, Linh hăng hái hơn trong các bài tập, dự án ở trường, thường làm nhóm trưởng các môn nặng lý thuyết.
"Mình sẽ tìm hiểu về chủ đề được giao trước, lập dàn ý, phân chia nội dun꧂g cho các thành viên, cuối cùng tổng hợp lại và chỉnh sửa", Linh nói.
Năm thứ ba đại học, Hoài Linh cùng nhóm bạn giành giải khuyến khích cuộc thi Sinh viê🍬n nghiên cứu khoa học Eureka toàn quốc, ♓với đề tài "Nhận thức của giới trẻ Việt Nam về tác động của công nghệ ghép mặt (Deepfake) trên mạng xã hội".
Ở khóa luận tốt nghiệp, nữ sinh chọn nghiên cứu về cách các phương tiện truyền thông Việt Nam khắc họa biến đổi khí hậu bằng hình ảnh, đạt điểm 10. Ý tưởng này xuất phát từ các buổi thảo luận về vấn đề môi trường cùng nhiều bạn trẻ quốc tế, khi Linh làm tình꧂ nguyện ở Văn phòng UNESCO tại Việt Nam và tham gia chương trình Sáng kiến thủ ඣlĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại Mỹ.
TS Vũ Tuấn Anh, Trưởng khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại, Học viện Ngoại giao, nhận xét Linh năng đ🌸ộng, cầu tiến và chỉn chu trong họcಌ tập.
"Linh luôn chăm chỉ, năng nổ, b♏iết nắm bắt cơ hội thực tập, học bổng để học 🔴hỏi và áp dụng kiến thức chuyên ngành vào thực tế", thầy chia sẻ.
Nhìn lại hành trình bốn năm đại học, Linh cho rằ༺ng phương pháp học tập tối ưu là lập thời gian biểu rõ ràng và cố gắng không trì hoãn đầu việc nào. Thời gian rảnh, Linh duy trì tập yoga và pilates, vừa giải tỏa căng thẳng sau thời gian dài ngồi học, vừa giúp cơ thể dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
Linh cũng tự hào đã hoàn thành "top 5 điều sinh viên nên làm" gồm giành học bổng tr🍰ường, giải nghiên cứu khoa học, điểm 10 khóa luận tốt nghiệp, trao đổi nước ngoài và tốt nghiệp xuất sắc. Ngoài ra, nữ sinh duy trì thế mạnh về Tiꩲếng Anh với chứng chỉ IELTS 8.5.
Hoài Linh đang thực tập tại Chương trình Phá🗹t triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP). Nữ sinh cho biết học được cách tiếp cận các vấn đề phát triển bền vững, đặc biệt là bảo vệ môi trường. Cô cũng dự định du học thạc sĩ theo hưꦯớng này.
"Bảo vệ sức khỏe của môi trường chính là🐷 bảo vệ sức khỏe của con người. Đây là mục tiêu🔴 mà mình hướng tới", Linh giải thích.
Minh Hòa - Nguyệt Minh