Khổng Phương Thảo, 23 tuổi, học viên năm cuối Học viện Kỹ thuật quân sự, là một trong 20 n▨ữ sinh được Trung ương Đoàn trao giải thưởng khoa học công nghệ năm nay.
Thảo đạt giải với điểm trung bình học tập 8,53/10 cùng 4 đề tài nghiên cứu về an toàn thông tin. 🍌Nữ sinh từng đạt giải khuyến khích cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN năm 2023, giải ba toàn đoàn Olympic tiếng Anh toàn quân.
Thảo cũng là học viên duy nhất của Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông, Học viện Kỹ thuật quân sự, giành học bổng thực tập tại Viện ♔Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) năm 2023, tham gia tuần lễ H🍌ọc viện quân sự quốc tế tại Nam Kinh, Trung Quốc.
♔"Giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ như sự ghi nhận những nỗ lực của mình trong suốt hơn 5 năm học tập và rèn luyện", Thảo nói.
Thảo nói tình cờ biết đến nღgành An toàn thông tin ngày học cấp hai. Khi đó, bố mẹ bắt đầu dùng điện thoại thông minh, phàn nàn vì thấy quá nhiều quảng cáo xuất🎐 hiện.
Tự tìm hiểu qua các trang mạng, Thảo biết đó là cách thức hoạt động của một loại phần🍰 mềm quảng cáo độc hại (mã độc adware). Từ🧸 đó, nữ sinh say mê tìm hiểu qua blog của những người nổi tiếng trong ngành.
Yêu thích môi trường quân đội, năm 2019, Thảo đăng ký thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự. Cựu học sinh trường THPT Đông🐓 Thành, Quảng Ninh, trúng tuyển với 28,3 điểm tổ hợp A01 (T🎃oán, Lý, Anh), thừa gần hai điểm.
Học viện Kỹ thuật quân sự không cho học viên chọn chuyên ngành. Sau kỳ huấn luyện đầu khóa kéo﷽ dài 6 tháng tại trường Sĩ quan Lục quân 1, Thảo mới 💦được phân công vào ngành Bảo đảm an toàn thông tin.
"Mình vỡꦯ òa. Mọi thứ giống như định mệnh vậy", Thảo chia sẻ.
Dù đã tìm hiểu ngành học từ sớm, Thảo vẫn bỡ ngỡ. Sau khi tham gia câu lạc bộ An toàn thông tin của học viện, được a🅰nh chị khóa trên hướng dẫn, Thảo hình dung rõ hơn về con đường học tập. Nữ sinh biết cách sắp xếp thời gian để thực hiện tốt 11 chế độ trong ngày của quân đội mà vẫn học tập tốt.
Hàng ngày, mỗi khi thức dậy, Thảo ghi chú những việc cần làm thông qua phần mềm như Notion, Evernote, Goodnotes để nhắc nhở bản thân thực hiện. Khi đã dần ổn định, nữ sinh làm🅷 nghiên cứu khoa học. Thảo học hỏi từng kỹ năng như cách đọc tài liệu, viết báo cáo, trình bày vấn đề.
Sau khi tham gia đề tài đầu tiên liên 🔯quan đến lỗ hổng bảo mật website, Thảo tiếp tục làm ba đề tài khác, đều theo hướng dịch ngược và phân tích mã độc. Nữ sinh tâm đắc nhất đề tài "Nghiên cứu xây dựng công cụ hỗ trợ dịch ngược tệp thực thi bị đóng g🦩ói trên Windows", thực hiện từ tháng 8/2023 đến tháng 5 năm nay.
Đề tài này được Thảo bắt đầu khi dự phỏng vấn học bổng🐼 thực tập tại Nhật Bản. Chia sẻ về h🐎ướng nghiên cứu mong muốn, Thảo bất ngờ vì trùng với hướng của giáo sư ở Viện JAIST. Gần một tháng ở Nhật, nữ sinh học hỏi được nhiều kỹ năng, cách làm việc từ các giáo sư, anh chị trong phòng thí nghiệm, đồng thời có thêm kiến thức để làm đề tài của mình.
Trở về Vi⛄ệt Nam, Thảo hoàn thiện nghiên cứu để tham gia hội nghị "Tuổi trẻ sáng tạo khoa học" của học viện, rồi phát triển thành đồ án tốt nghiệp. Đồ án được Hội đồng chấm điểm xuất sắc hồi tháng 10, đánh giá có ý nghĩa thiết thực trong lĩnh vực dịch ngược nói chung và phân tích mã độc nói riêng.
Trung tá Phan🐼 Việt Anh, Phó chủ nhiệm bộ môn An toàn thông tin - Công nghệ mạng, Học viện Kỹ thuật qu♏ân sự, nói "khá nhàn" khi hướng dẫn Thảo nghiên cứu khoa học trong suốt ba năm qua.
Thảo có khả năng ngoại ngữ tốt, chủ động trong nghiên cứu, đọc tài liệu và thử nghiệm các kỹ thuật trong lĩnh vực. Ở câu lạc bộ An toàn thông tin với 🗹40 học viên, Thảo cũng là thành viên chủ chốt, có khả năng giao tiếp, trao đổi tꦏốt với các bạn và thầy cô, chuyên gia.
"Khi hướng dẫn, tôi chỉ cần định hướng chủ đề, kết nối nhóm nghiên cứu với chuyên gia nước ngoài, đị💛nh kỳ gặ♉p Thảo để trao đổi và giải đáp những phần Thảo chưa nắm rõ", thầy Việt Anh cho hay.
Thảo𓆏 sẽ tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật quân sự vào tháng 12, sau đó làm việc 🍰theo phân công.
"Mình hy vọng được ༒tiếp tục làm việc liên quan đến chuyên n𝄹gành để đóng góp vào công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng", Thảo nói.
Dương Tâm