Đã là sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội được một năm, nhưng ước mơ trở thành cảnh sát luôn thôi thúc khiến Ngô Thị Phương Thảo (20 tuổi, quê Nghệ An) quyết định rời 𒐪giảng đường về ôn thi lại vào Học viện Cảnh sát nhân dân.
Quyết định này là thách thức lớn với toàn gia đình Thảo khi năm 2014, hồ sơ đăng ký vào khối trường Cảnh sát tăng cao (Học viện cảnh sát có trên 30.000 hồ sơ, nhưng chỉ lấy 1.140 và thí sinh nữ chiếm 10-15% chỉ tiêu). Dù khó khăn vì bị hổng kiến thức sau một năm ra trường và chuyển từ chuyên ban A sang thi khối C, nhưng khát khao được mặc quân phục đã giúp Thảo vượt qua hơn 8.000 thí sinh n𝕴ữ, đỗ vào trường.
"Mạng bị nghẽn nên mẹ con em phải thức đến 12h đêm mới xem được kết quả thi ĐH. Khi nhìn vào con số 26,5 (cộng điểm ưu tiên và làm tròn thành 28 điểm), em và mẹ đã rơi nước mắt, hạnh phúc đến không ngủ nổi. Ông bà em lúc nhận tin cháu gái đỗ thủ khoa đã hãnh diện đi khoe khắp làng. Bao tâm huyết, cố gắng học tập, chăm sóc của cả gia đình cho ước mơ thành c🔯ảnh sát của em đã đơm quả ngọt", Thảo kể lại. Thủ khoa khối C sau đó được xếp vào lớp Kỹ thuật hình sự chất lượng cao (đào tạo các giám định viên hình sự) của Học viện Cảnh sát nhân dân.
Ngày đầu mặc quân phục, Phương Thảo vui như đứa trẻ được mẹ cho quà. Nhưng cũng trong ngày huấn luyện đầu khoá ấy, em bị ngất lịm vì phải đứng nắng tập điều lệnh. Mỗi ng༺ày phải thức dậy từ 4h30 và ròng rã luyện điều lệnh, đội ngũ,... khiến cánh nữ sinh mệt mỏi. Ngày nắng chang chang, theo đúng điều lệnh, các em vẫn phải mặc sơ mi, áo vest nên ai cũng mặt đỏ ửng, vã mồ hôi. Thảo bảo, áp lực nhất là nếu 🅺một người tập không nghiêm, cả lớp chịu phạt chống đẩy, nhảy cóc.
Sau một tháng học 🎃điều lệnh, Thảo gầy và đen nhẻm đến nỗi bố mẹ không nhận ra, cô em gái học🍃 lớp 6 thì kêu "chị xấu quá". "Thời gian huấn luyện đầu khoá và bị cấm trại, gây nhiều mệt mỏi cho em. Nhưng sau♏ đó em đã thích nghi dần với lịch học và sẵn sàng phơi mình ngoài nắng mà không sợ gì hết. Em cảm thấy mình trưởng thành hơn, nhận được thêm nhiều bài học về tình đoàn kết, tinh thần tập thể, tính ngăn nắp, gọn gàng... Em thấy hạnh phúc khi được ở trong môi trường cảnh sát này", thủ khoa Phương Thảo tâm sự.
Với 26,5 điểm, Lê Thị Thuỳ Linh (THPT Nông Cống 1, Thanh Hoá) cũng trở thành thủ khoa nữ khối A1 của Học viện Cảnh sát nhân dân. Nữ sinh này từ cấp 3 đã đạt nhiều thành tích học tập đáng nể như: Học sinh giỏi tỉnh môn tiếng Anh năm lớp 10, giải nhì môn Toán máy tính Casio cấp tỉnh lớp 12, giải khuyến khích lớp 12 môn Toán tỉnh. Ngoài Học viện Cảnh sát nhân dân, Thuỳ Linh cũng đỗ khối D vào𝔉 Học viện Tài chính. Nữ sinh cho biết chọn ngành cảnh sát vì mong ước được khoác bộ quân phục xanh oai nghiêm và bảo vệ bình yên cho tổ quốc.
Đăng ký thi vào trường Học viện Cảnh sát nhân dân cũng gây cho Linh nhiều áp lực. "Các giả thiết mọi người đặt ra về việc em không đủ sức thi đỗ vì tỷ lệ chọi quá cao, nhất là với nữ, rồi điểm đầu vào cũng ngất ngưởng,ꩵ ngang điểm thủ khoa một số trường khác, khiến em vô cùng lo lắng. Tâm lý thi cử của em không ổn định và chẳng thể tự tin bước nổi vào cổng trường này", Thuỳ Linh tâm sự.
Ngày biết tin đỗ thủ khoa, Thuỳ Linh và gia đình bất ngờ hạnh phúc. Nữ sinh này cho biết, khi được khoác bộ cảnh phục mơ ước lên người, em hào hứng🌳, chỉ muốn đi khoe khắp nơi, thấy nó như bộ đồ đẹp nhất của mình.
Cũng đang trải q🔯ua 3 tháng huấn luyện đầu khoá, Thuỳ Linh mệt ♎lử, nhức mỏi toàn thân. Những lúc uể oải, xuống tinh thần nhất, em lại tự nhắc mình: chiến đấu có gian nan thì chiến thắng mới vinh hiển. Nữ sinh lớp Điều tra chất lượng cao B11 (lớp nhiều năm được đánh giá cao nhất trường) đang nỗ lực để hiện thực hoá ước muố🐎n trở thành nữ cảnh sát được nhân dân tin tưởng và ♓yêu quý.
Quỳnh Trang