Năm 70 tuổi "Nghi Ái quan" Nguyễn Thị Duệ xin về quê hương Chí Linh, dựng am Đàm Hoa để ở. Bà đư🅷ợc vua cấp các thuế trong làng làm ngụ lộc, nhưng chỉ lấy một ít tiền, còn lại dành hết cho việc công ích, trợ giúp người nghèo.
Thuở làm quan, Nguyễn Thị Duệ đã chú trọng việc phát triển cho quê nhà, đặc biệt là sự nghiệp học hành của sĩ tử. Bà lập cho các học trò Chí Linh một Văn Hội, cứ ngày rằm, mồng một sẽ họ🌸p tại nhà thờ họ bà ở làng Kiệt Đặc, đợi đầu bài của bà ở kinh cho chạy ngựa trạm đem về. Riêng sự kiện này chứng tỏ chúa Trịnh quý trọng Nguyễn Thị Duệ lắm mới cho dùng ngựa trạm là của công để phục vụ riêng cho học trò của bà ở huyện Chí Linh.
Bài các sĩ tử làm xong, được đóng hòm gửi lên kinh cho Nghi Ái quan chấm rồi gửi trả.💝 Bà còn xuất tiền cho người trưởng họ chu biện cơm nước cho sĩ tử hôm làm bài. Văn học Chí Linh thịnh là nhờ công không nhỏ của bà.
Nguyễn Thị Duệ giỏi cả Hán văn và quốc âm, sáng tác nhiều nhưng theo Vũ Phương Đề, thơ văn củಌa bà đến thế kỷ 18 đã bị thất lạc gần hết.
Câu 5: Di tích quốc gia mộ và đền thờ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ được đặt ở đâu?