Ngày hôm qua, đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã giành chiếc huy chương vàng SEA Games 30, trở thành 🍰đội tuyển bóng đá nữ giàu thành tích nhất lịch sử Đại hội".
ꦛ Nhưng dẫu vậy, cộng đồng người hâm mộ vẫn ít thấy một không khí xôn xao, hân hoan như đối với thành tích của bóng đá nam. Không tiệc tổ chức ăn mừng tập thể, không nhắc đến những cái tên đã đi vào lịch sử bóng đá nữ SEA Games 30 như Hải Yến, Tuyết Dung...
🐻 Trong tư duy đã thành lối mòn của người Việt Nam, bóng đá là môn thể thao của phái mạnh, và chỉ thành tích của phái mạnh trong bóng đá mới đáng để tự hào, để tôn vinh, để toả hào quang và làm nức lòng người hâm mộ. Vì thế không lạ khi chỉ có những làn sóng nhẹ về sự kiện này.
ඣ Tuy vậy, lối mòn trong tư duy mang dáng dấp "trọng nam khinh nữ" lại không chỉ xuất hiện ở môn thể thao "vua".
💙 Trong một dịp nói chuyện chuyên đề tại một địa phương ở miền Tây Nam bộ về bình đẳng giới, tôi đã chất vấn khá nhiều cán bộ nam là lãnh đạo cấp trung. Câu hỏi tôi đưa ra là: Công việc quan trọng nhất trong ngày mà anh làm là gì?
>> ꧂'Tạo được văn hóa chơi bóng đá để tuyển nữ Việt Nam phát triển'
🍒 Hầu hết các câu trả lời mà tôi nhận được là những công việc liên quan đến công vụ. Trong khi câu hỏi tương tự tôi đặt ra cho các lãnh đạo nữ, họ đều đề cập đến công việc chăm sóc con cái, giữ "lửa" gia đình, tiếp đó mới đến công việc tập thể.
🤡 Nghe "list" những "việc vặt" mà chị em phải thực hiện ở nhà rồi tiếp đó là công việc cơ quan, quả thực dù là phụ nữ tôi cũng "choáng". Ấy thế nhưng trong các tiêu chí đánh giá người thực thi công vụ, không có có "điểm cộng" nào cho những công việc ngoài quy chế đó. Mặc dù Việt Nam đã cam kết tham gia công ước về bình đẳng giới, tuy nhiên tự sâu thẳm, dường như câu chuyện này vẫn còn xa vời.
Có câu chuyện vui về một cán bộ lãnh đạo tại đơn vị nọ, đồng thời cũng là Trưởng ban "Vì sự tiến bộ phụ nữ", sinh được hai cô con gái kháu khỉnh, xinh đẹp và ngoan ngoãn, học giỏi. Nhưng khi một trong hai cô con gái nhận được suất học bổng đi du học ở nước ngoài thì ông bố nhất quyết không cho đi, viện lý do: "Con gái học thế thôi, cho dễ lấy chồng".
൲ Chưa nói đến định kiến giới của vị lãnh đạo này, mà điều cần nói là vẫn là lối mòn tư duy về giới trong hầu hết người Việt Nam mà ông bố lãnh đạo kia chỉ là một đại diện. Ngay cả những người phụ nữ cũng mặc nhiên coi "đàn bà chỉ nên đến thế là đủ ".
>> Vì sao tuyển nữ Việt Nam về nước trong lặng lẽ
꧙ Người ta rất dễ bỏ qua sai lầm của người đàn ông với cách xuê xoa "đàn ông mà"... Trong khi nếu là phụ nữ thì sẽ khác. Sẽ là câu chuyện "Sợi tóc chẻ làm tư", kèm theo những lời bình nhói lòng.
😼 Bình đẳng giới là một chủ trương lớn, là cách để đảm bảo nhân quyền từ góc độ giới. Nhưng sẽ chỉ là lời hô khẩu hiệu nếu không có sự bứt phá khỏi lối mòn tư duy về định kiến giới.
ꦇ Tôi vẫn kỳ vọng về một ngày nào đó, những thành tích cao, trong đó có thành tích thể thao như đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam lập được trong ngày hôm qua, sẽ được đón nhận với một không khí tưng bừng, hồ hởi, một niềm tự hào mãnh liệt như đã từng có với đội tuyển bóng đá nam.
🉐 Đó cũng là một biểu hiện của sự vượt ra khỏi lối mòn của cộng đồng người Việt Nam. Nhưng có lẽ, trước hết phải là sự bứt phá từ những người có trọng trách trong các tổ chức, trong hệ thống bộ máy công quyền.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
TS Nguyễn Thị Hường
(Học viện Hành chính Quốc gia)