Gọi mấy tiếng mà c🐼hẳng thấy đò xuất hiện, không thể đợi lâu hơn, chị Thúy lội sông. “Vợ của ông Lộc ốm nặng, phải sang ngay để kịp cấp cứu. Cứu người phải nhanh như dập lửa”, chị giải thích. Ở vùng biên này, nhiều bà con Việt kiều sống trên đất bạn.
Qua đến bên kia bờ, phải leo một con dốc thật cao mới vào được bản K Túp 1. Vợ của ông Hồ Lộc đang đau bụng quằn quại. Bà mừng ra mặt𝄹 khi thấy chị Thúy xuất hiện: “Có Thúy đến rồi, tôi yên tâm. Mấy hôm nay ăn trúng cái gì mà bụng dạ đau quá, chịu không nổi”✨. Chưa kịp ngồi nghỉ vì leo dốc, chị Thúy lập tức khám bệnh cho vợ ông Lộc, cho thuốc rồi dặn dò...
Nghe chị Thúy đến, nhiều phụ nữ ở bản K Túp 1 lần lượt đến khai b🍸áo tình trạng sức khỏe. Cần mẫn khám hết người này đến người khác, một lát đã thấy mồ hôi thánh thót trên thái dương chị Thúy...
Chị Nguyễn Thị Thúy khám bệnh cho bà Nhàn ở bản K Túp 1. Ảnh: Tuổi Trẻ. |
Nghe tin chị Thúy sang chữa bệnh cho bà con, anh Hồ Lương ở bản K Túp 2 bỏ cả việc đến chào chị. Cách đây 8 năm, chính chị Thúy cứu sống vợ anh trong một lần vượt cạn nguy hiểm. Hôm ấy vợ anh sinh đứa con thứ ba. Khi chuyển dạ thì thai nằm tư thế bị ngược nên chỉ có đôi chân của cháu lọt ra trước, cả thân hình mắ🃏c lại.
Không còn cách nào khác, anh Lương chèo thuyền vượt sông Sê Pôn qua cầu cứu chị Thúy. Chị lại tất tả vượt biên đi cứu người. Sau hai giờ vật lộn với ca đẻ khó, vợ con anh Lương mẹ tròn con vuông. Kh꧙ông biết trả ơn người cán bộ y tế Việt Nam bằng cách gì, vợ chồng anh Lương 🍎bèn đặt tên cho con gái mình là Thúy.
Cứu cả bản thoát chết...
Nhớ lại lần đầu tiên chị Thúy vượt sông Sê Pôn sang Lào cứu người đến nay đã 28 năm. Ngày đó chị mới tốt nghiệp Trung cấp Y tế Huế. Ra trường, chị đến nhận công tác tại Trạm y tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Cả vùng biê𒅌n giới Lao Bảo - Sê Pôn lúc ấy chỉ có một trạm y tế. Bà con ở Sê Pôn khi bị bệnh phải trông chờ vào sự giúp đỡ của cán bộ y tế của Lao Bảo.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất của chị Thúy là vào năm 2000, tại bản K Túp 1, 2 thuộc huy🍒ện Sê Pôn của Lào, đang họp giao ban, chị thấy một số bà con dân tộc Lào từ bản K Túp 1, 2 hớt hải chạy đến: “Bác sĩ ơi, bà con ch💮ết cả làng rồi. Mau qua cứu bà con với. Chẳng biết đau cái bệnh gì mà cứ đi ngoài...”.
Với kinh nghiệm và linh cảm của nghề nghiệp chị biết ngay bà con ở Lào bị dịch tả. Vơ vội mấy bao thuốc và những chai dịch nhét vào balô, chị lập tức lên đường. K🌺hi vào đến bản thì 6 người đã chết, nhiều người chưa chết nằm ngã xoài xuống nhà, mắt lờ đờ, huyết áp tụt vì cơ thể mất quá nhiều nước.
Kết quả đúng như chị dự đoán ban đầu: dịch tả tấn công. Chị cấp cứu tại chỗ từng 🐲người một. Người nào mắc bệnh nặng được truyền dịch trước, chưa mắc dịch tả thì cho uống thuốc tetracyclin để phòng dịch. Một mình không cấp cứu kịp, chị đã báo về Việt Nam xin chi viện thêm cán bộ y tế. Nhờ sự có mặt kịp thời của chị Thúy và một số cán bộ y tế Việt Nam nên sau gần một tuần, nạn dịch tả ở một số bản dân tộc Lào dọc biên giới được khống chế.
Nhiều người Lào ở các bản dọc biên giới kể rằng chị Thúy đã tốn công sức sang chữa bệnh cho bà con mà còn không nhận một đồng tiền công nào. Nh𝕴iều lần bà con người Lào sang Lao Bảo (Quảng Trị) mua thuốc chữa bệnh, không có tiền, chị cho mắc nợ, khi nào có tiền đem trả cũng đ🅘ược.
Chị tâm sự: “Vợ chồng tôi luôn động viên nhau, chồng làm thày dạy chữ, vợ làm thầy thuốc chữa bệnh cứu người. Ở đây người nghèo khổ lắm, mỗi ngày bà con đi hái củi ở rừng mang ra chợ bán cũng chỉ được 10.000 đồng, mà đâu phải lúc nào cũng có♓ người mua”.
Không kể bệnh nhân mang quốc tịch Việt Nam hay Lào, khi nghe tin phía bên kia biên giới có người ốm nặng cần cấp cứu là chị mang túi y cụ vượt núi, lội sông Sê Pôn đến tận nơi. 28 năm qua, chị Nguyễn Thị Thúy được bà con vùng biên giới Việt - Lào ở Lao Bảo (Quảng Trị, Việt Nam) và Sê Pôn (Savannakhet, Lào) gọi bằng cái tên trìu mến “mẹ Thúy”.
Năm nay 47 tuổi, chị có 27 năm làm trưởng Trạm y tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
(Theo Tuổi Trẻ)