Nhiều năm nay địa chỉ này đã quen thuộc cho những cặp vợ chồng bị vô sinh, hiếm muộn cả trong Nam, ngoài Bắc, thậm chí ở nước ngoài. Bà bác sĩ chủ ꧂nhà tuổi đã cao chỉ khám buổi sáng, giới ♑hạn 40 người nên người bệnh phải đi từ sáng sớm mới có số.
Trong hành trình "kiếm" con, nhiều người phải đi từ đêm, vượt hàng trăm cây số để có số khám bệnh. Ảnh: Phan Dương. |
Dưới mái hiên nhà, chị Nga (Hạ Hòa, Phú Thọ) ngồi yên lặng trong bóng tối, lim dim ngủ. Thấy có người đi về phía 🎃mìnhও, chị giật mình rồi như bản năng quen thuộc chị giơ tờ giấy và chiếc bút ra nói “Ghi số đi”.
Người vừa đến tên Giang (37 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội) vội cầm tờ giấy rồi ghi tên và số khám bệnh, sau đó hỏi: “Chị đi từ🌠 lúc nào mà sớm vậy? Hôm nay tôi đi từ nhà trước 3h mà vẫn bị số 5".
Chị Nga chỉ tay vào tấm biển nhà nghỉ gần đó, rồi nhꦯư hiểu chị Giang gật đầu. Hai người phụ nữ ngang tuổi nhanh 💎chóng đi vào câu chuyện của riêng họ, thì thầm trong màn đêm tịch mịch.
35 tuổi với 2 lần mang thai nhưng chị Nga chưa bao giờ được hưởng hạnh phúc làm mẹ🎃 v𝐆ì thai nhi cứ cứ lớn dần trong bụng được vài tuần lại chết yểu. Chị đã tưởng như không thể sống nữa.
"Khát khao có con lại giúp tôi gượng dậy. Lần mang thai thứ hai dù cố gắng an dưỡng, đi khám đều đặn thế mà thai lại chết🍷 lưu. Nỗi đau quá lớn khiến vợ chồng tôi không còn bàn đến việc sinh con n🦋ữa", chị Nga kể.
Qua 30 tuổi, chuyện con cái lại trỗi dậy trong đôi vợ🦩 chồng không còn son trẻ. Chồng chị thường thở dài với căn nhà cô quạnh, còn chị cũng lặng người đi khi nhìn trẻ nô đùa rồi cứ vô thức lại gần ôm hôn, một tiếng khóc của trẻ cũng làm tim chị nh🌟ói đau, khao khát. Một đêm, hai vợ chồng chị lại bàn chuyện kiếm con lần nữa.
Gần 2 năm nay, tháng nào đôi 🎐vợ chồng này cũng kiên trì đi từ Phú Thọ xuống Hà Nội bốc thuốc, siêu âm. Lần đầu, anh chị đến muộn không còn số phải trở về vô ích. Những tháng sau, chị Nga phải đi từ đêm hôm trước rồi thuê nhà nghỉ cạnh đó, 3 hay 4h sáng đã tới ghi tên.
Có vẻ lần này chị Nga càng khó khăn hơn để mang thai. Chị phải mất cả năm điều trị thông buồng trứng và kinh nguyệt. Gần một năm nay, chị lại phải uống thuốc kích trứng nhưng kết quả cũng chẳng🌳 khả quan.
"Ngày thứ 13 của chu kỳ kinh tháng trước tôi đi siêu âm thì trứng to nhất bên buồng phải là 9.5 mm, buồng trứng trái là 9 mm, mỗi bên c🦂ó khoảng 12 nang, niêm mạc 7 mm. Ngày thứ 18 của chu kỳ tôi đi siêu âm lại thì buồng trứng phải 10.2 mm, buồng trứng t🍬rái 10 mm, số nang và niêm mạc vẫn vậy", chị xót xa.
"Nhiều lúc tủi thân cho cái phận mình tôi lại khóc. Sao nhiều người dễ dàng có con rồi vứt bỏ mà những người như mình chẳng bao giờ có được niềm hạnh phúc đó. Lúc nào cũng phải gồng mình lên, lừa dối mình để hy vọng nhưng nó chẳng vụt sáng bao giờ”, chị khóc nh🥀ư trẻ lên 3.
Chị Giang dỗ dành người bạn mới quen. So với nỗi đau chưa được làm mẹ của người phụ nữ này, chị Giang vẫn may mắn hơn vì đã có một cậu con trai học lớp 7.
Ngày vừa sinh xong con đầu, vợ chồng chị định khi kinh tế ổn định hơn sẽ có thêm đứa nữa, nhưng rồi mãi mà không thấy. Một lần bố mẹ chồng chị đánh tiế𓆉ng sẽ xin thêm một đứa bé về nuôi, chị tủi thân, nghĩ cách sinh thêm con nữa.
Thế là 6 tháng nay, mỗi tháng một lần chị phải đi từ Chương Mỹ ra địa chỉ này khám. Chị kể: “Thường thì ông xã đèo mình đi nhưng đêm qua mẹ chồng bị đau bụng, anh ấy phải đưa đi viện. Mì🐻nh cũng không ngủ được từ đó, thế là 3h dậy vác xe đi một mình. Cũng may có mấy người bán thịt đi chợ, mình cứ bám theo họ cũng đỡ sợ hơn".
Sinh xong con đầu, chị Giang bị tắc một bên vòi trứng. Chữa trị vài tháng giờ đã khỏi nhưng chị lại có vấn đề với trứng. "Mình toàn gặp phải trứng 'khủng long' thôi.⛦ Tháng vừa rồi đi siêu âm trứng tận 25 mm, không rụng”, người phụ nữ 37 tuổi thở dài.
Nhưng rồi chị lại vui lên ngay, chị nói: "Ở gần nhà mình cũng có cặp vợ chồng bị vô sinh không rõ nguyên nhân. Bao nhiêu tiền đổ hết vào chạy chữa. Thế mà kiên trì vài tháng uống thuốc ở đây, giờ họ đã có thằng cu một tuổi, kháu khỉnh lắm. Mình nghe họ mách mới biết tìm đến đây chứ. Vậy nên, phải kiên trì em ạ", chị Gian🍎g an ủi chị Nga.
Câu chuyện của hai người phụ nữ liên tục bị gián đoạn bởi những người đến khám. Cứ chốc chốc lại có một cặp vợ chồng đủ các độ tuổi kéo nhau đến. Trong đó chủ yếu là khách từ Hà Nội, số còn lại là Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thanh Hóa...
Tầm 5h, một chiếc xe ôm chở cặp vợ chồng chạy lại. Đôi vợ chồng đậm người, ăn vận giản dị không thèm nhấc đồ mà lao ngay đến tờ giấy ghi số khám. Xong đâu đó, 🔯họ mới quay lại gửi tiền c𝔉ho người lái xe.
Có vẻ thấy phía hiên nhà đông nên người chồng lấy tấm nilon trải d𒉰ưới gốc cây rồi bảo vợ ngồi dù trời vẫn lất phất mưa. Anh này tiếp tục lôi trong túi ra một chiếc bánh mì bẹp dí, xé đôi cho vợ. Có vẻ đói nên anh nhai ngấu nghiến, còn chị vợ thẫn thờ chẳng buồn ăn.
Chị tên Hoa, 39 tuổi, ở Thạch Kha, Hà Tĩnh. Cứ vài tháng một lần trong 8 năm qua, anh chị lại r🍨a địa chỉ này bốc thuốc.
"Khoảng 8, 9h tối, vợ chồng tôi bắt xe từ Hà Tĩnh, ra bến xe Mỹ Đình khoảng hơn 5h sáng. Nếu đi bộ từ đó vào đây cũng chưa đầy 10 phút nhưng sợ không còn số khám nên chúng tôi thuê một anh xe ôm chạy ù vào. Vội vàng thế mà có lần còn không được khám", chị Hoa k🐽ể💃.
Lấy chồng năm 21 tuổi nhưng 1 năm, 2 năm rồi 5 năm trôi qua anh chị vẫn không có con. "Ngày đó tôi đi xem bói, các thầy nói vợ chồng tôi muộn đường con cái, đến năm 30 tuổi sẽ c✱ó. Tôi cứ tin và chờ đợi", chị Hoa cho biết..
Sốt ruột chờ ꦉđến ngày có con không được, vợ chồng chị đã tìm đến các thầy lang vườn hay chữa theo cách của người dân tộc nhưng vẫn không có tin vui. Cách đây 8 năm, vợ chồng chị mới sửa soạn ra Hà Nội xét nghiệm. Sau nhiều ngày ở Bệnh viện Phụ Sản Trung ương thì kết quả xét nghiệm của cả hai đều💟 có vấn đề. Chị bị lạc nội mạc tử cung, còn chồng thì yếu tinh trùng, thậm chí tinh trùng không di chuyển.
“Người ta khổ một, vợ chồng tôi phải vất vả mười. Cả hai vợ chồng đều trục trặc, lúc được vợ thì mất chồng, lúc chồng tốt thì vợ lại xấu, lúc cả hai đều tốt thì tin vui vẫn không xuất hiện. Nhiều lúc vợ chồng tôi cứ phải đâm đầu vào công việc cho quên đi chuyện con cái", chị Hoa tâm sự🔯.
Trời sáng rõ, những người đi kiếm con đổ đến cổng nhà bác sĩ để được ghi số chính thức, trước khi đến lượt vào khám vô sinh, hiếm muộn. Ảnh: Phan Dương. |
Cả năm ♉chữa ở bệnh viện không được, anh chị lại tìm đến địa chỉ này để bốc thuốc đông y. Uống một lúc🦄 30 thang rồi đi siêu âm nhưng cũng chẳng khả quan. Vợ chồng chị nản, bỏ ý định sinh con từ đó.
"Bẵng đi mấy năm, ước mơ có một đứa con lại quay trở lại nhất là khi nông nhàn, buồn tủi. Vợ🌞 chồng tôi cứ suy nghĩ tuổi xế chiều rồi vẫn không có một mụn con của riêng 𒀰mình, làm được tiền của để cho ai, hay khi mình già yếu có ai chăm sóc, thờ phụng. Ý nghĩ đó lại thúc giục vợ chồng tôi quay lại đây một lần nữa", chị Hoa kể.
Thế là, hơn một năm nay cứ vài tháng một lần, đôi vợ chồng tứ tuần lại gom tiền bạc, mang theo quần áo, chăn màn ra Hà Nội. Mỗi lần đi họ ở cả tuần, vừa uống thuốc, vừa đến viện 🐻siêu âm. Sau đó lại trở về nhà và chờ đợi.
"Nhiều người khuyên nhận 🌼con nuôi nhưng tôi không muốn. Vợ chồng tôi vẫn quyết chữa đến khi nào không thể đi chữa nữa mới dừng lại. Lần này, tôi hy vọng lắm", chị cười mà như tự an ủi mình.
Gần 5h30, bầu trời sáng dần, nhiều người nhận ra nhau, tìm đến bắt chuyện, c෴hia sẻ kinh nghiệm. ꧃Hàng đoàn xe máy xếp dài cả quãng đường, chắn hết lối đi. Tờ giấy ghi số khám bệnh đã sang đến mặt thứ 4, lên hơn 70 người nhưng vẫn còn người kéo đến.
Đúng 6h sáng cánh cửa căn nhà mở ra, đám đông nháo nhác ùa lại, đưa tờ giấy, hồi hộp nghe điểm danh. 40 người đầu được đăng ký vào khám, số còn lại chán nản ra về. Những người đăng ký được tản𓆉 mác đi ă൩n sáng, thể dục, lại chờ thêm hơn một tiếng nữa mới được gặp bác sĩ.
Cùng thời điểm này, vài người cũng đã đến hàng ghế chờ ở khoa Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đa phần họ là người ngoại tỉnh. Chị Hòa (Hà Nam) cho biết: "Vợ chồng tôi phải xin phép cơ quan nghỉ một ngày, đi từ 2h sáng ra đâyജ. Đến nơi thì bệnh viện vẫn chưa mở. Phải lót dạ qua loa rồi mới vào đây chầu chực. Hy vọng khám trong ngày cho xong hết. Chứ nhiều lần đi muộn cứ kéo dài ngày nọ sang ngày kia vất vả lắm".
Tương tự𒁏, tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chưa đến 6h sáng mà người khám đã nghẹt hành lang phòng ghi số khám bệnh. Tại phòng khám dịch vụ 56 Hai Bà Trưng, đồng hồ mới điểm 6h20 đã có gần 100 người, phải xếp thành hàng dài. Trong số họ, không ít người lặn lội từ nửa đêm tới đây để kiếm con.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Phan Dương