Tháng 4/2021, Nhà máy Z113 (Tổng cục Công ng👍hiệp quốc phòng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) chuyên sản xuất vũ khಌí, đạn dược quyết định chế tạo sản phẩm trái ngạch - máy bay chữa cháy không người lái. Thời điểm ấy cả thành viên Ban giám đốc cũng như nhóm sĩ quan, kỹ sư nhà máy "không biết phải bắt đầu từ đâu".
Đại tá Lê Minh Đức, Phó giám đốc Nhà máy Z113, cho biết quyết định chế tạo xuất phát từ thực tế công tác chữa cháy nhà cao tầng, kho hóa chất, rừng thời gian qua bộc lộ nhiều hạn chế. Xe thang chỉ với tới tầng 20. Nếu xảy ra cháy rừng, việc di chuyển, tiếp cận đám cháy cũng khó khăn. Trong khi đó, nhà máy lại sẵn thiết bị cơ khí, thuận tiện cho việc sản xuấ♊t.
"Đây không phải sản phẩm mới, chúng tôi chỉ yêu cầu ༒một số điểm cốt lõi là thiết bị bay hoạt động ổn định, có thể mang theo quả đạn chữa cháy, bắn chuẩn và kinh phí phải thấp hơn sản phẩm tương tự của nước ngoài", đại tá Đức nói.
Nhận nhiệm vụ từ Ba⭕n giám đốc, 12 sĩ quan của phòng kỹ thuật chia làm ba nhóm gồm: Nhóm điện, điều khiển ba người; nhóm cơ khí bốn người; nhóm vũ khí đạn ba người cùng một phó nhóm, một chỉ huy. Sau khi nghiên cứu các thiết bị có sẵn cũng như mẫu mã tương tự ở nước ngoài, họ mất ba tháng để thiết kế bản vẽ, sơ đồ khí động học.
Trung úy Hoàng Ngọc Huy, thành viên phụ trách nhóm điện, điều khiển, kể ban đầu nhóm chưa dám thiết kế ngay máy bay theo kích☂ thước chuẩn vì nếu không thành công sẽ rất tốn kém. Phương án tiết kiệm chi phí được đưa ra là lắp ráp một bản máy bay nhỏ giống flycam chụp ảnh. Bản này sẽ dựa trên thông số thiết kế chuꦏẩn, nhưng được làm với kích thước nhỏ hơn.
Bản mô hình thu 🍷nhỏ nhanh chóng được hoàn thành và bay thử thành công ngay từ lần đầu tiên. "Mọi người vui mừng vì nghĩ rằng với thông số ấy chỉ cần tăng kích thước so với bản chuẩn là có thể hoàn thành sản phẩm đúng như mong đợi", trung úy Huy nhớ lại.
Tuy nhiên, thực tế không suôn ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚsẻ. Bản máy bay được lắp mới, khi mang hai quả đạn, mỗi quả 3 kg và lúc phóng thì bị mất🌄 cân bằng dẫn tới trượt mục tiêu.
Kỹ sư Trần Văn Sang giải thích khí động học, cân bằng đã được tính toán trong bản thiết kế. Tuy nhiên, khi chế tạo nhiều chi tiết thay đổi dẫn tới mọi thông số phải tính toán lại từ đầu. Từng chi tiết như dâ♛y điện nối thế nào, đặt ra sao, pin lắp ở đâu để đảm bảo cân bằng cũng được thay đổi để phù hợp với thiết bị.
6 𒆙tháng sau ngày nhận đề tài, một máy bay chữa cháy không người lái nặng 44 kg, mang được tải trọng 20 kg, hoàn thành. Cả nhóm vỡ òa sung sướng khi ở lần bay đầu tiên, thiết bị hoạt động được 20 phút, tốc độ bay tối đa 70 km/h, trần bay 500 m, tầm phóng hiệu quả có thể 🐻xuyên phá lớp kính dày 10 mm là 30 m. Chỉ mất 5-10 phút để một người vừa nạp đạn vừa điều khiển thiết bị bay.
Tưởng chừng sản phẩm đã hoàn thiện, nhóm kỹ sư có thể báo cáo hoàn thành đề tài thì một lần thực nghiệm🅠, một lỗi nghiêm trọng được phát hiện. Do rò rỉ điện, toàn bộ thân, cánh máy bay bằng cacbon nhiễm điện. "Nếu không phát hiện, sửa chữa kịp thời thì khi đang bay, đạn sẽ nổ trong nòng, chập 🥂điện, thậm chí rơi máy bay dẫn tới hư hỏng và nguy hiểm cho người phía dưới", kỹ sư Sang giải thích.
Cả nhóm lại đi 🌜tìm điện rò rỉ từ đâu. Một lần nữa, máy bay được tháo tung. Một số bộ phận nguy cơ cao như mạch điện, pin, động cơ được kiểm tra đầuꦓ tiên và đều cho kết quả bình thường. Khi đường dây điện trong cánh máy bay được tháo rời, nhóm phát hiện con ốc dài 8 mm ở khớp nối đã cọ sát làm hở dây điện.
Trung úy Huy, kỹ sư Sang thở phào ♉vì lỗi nghiêm trọng được tìm ra và khắc phục. "Máy bay không người lái có nhiều bộ phận phức tạp, chỉ một chi tiết nhỏ như con ốc 8 mm nếu🗹 không được thiết kế phù hợp cũng có thể dẫn tới sự cố nghiêm trọng", anh Sang nói.
Lãnh đạo Nhà máy Z113 chia sẻ, với một đơn vị không chuyên thì 6 tháng sản xuất thành công thiết bị bay chữa cháy không người lái là "thành tích đáng khích lệ". Khi n💮ghiệm thu, chi phí sản xuất rẻ hơn 4 lần so với g♎iá một số sản phẩm nước ngoài tương tự. Đơn vị vẫn đang nghiên cứu để thiết bị bay có thể mang được tải trọng lớn hơn, mang theo nhiều quả nổ chữa cháy và bay lâu hơn.
Tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học, công nghệ trong phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ ngày 12/4 tại Hà Nội, sản phẩm của Nhà máy S113 gây ấn tượng với khách tham quan. Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó cục trưởng Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), đánh giá sản phẩm có tính thực tiễn, phù hợp với chữa cháy ở chung cư. Khi căn hộ cháy, lính cứu hỏa chưa tiếp cận hiện trường thì máy bay có thể phóng quả đạn qua cửa sổ giúp ngăn chặn 🥂đám cháy từ xa. Ngoài ra, thiết bị bay còn tích hợp loa phóng thanh để thông báo đến người dân♑ ở tầng cao nắm được thông tin, tìm hướng thoát nạn phù hợp.
"Trường hợp có người mắc kẹtཧ trên biển hay ở nơi địa hình khó tiếp cận, máy bay không người lái có thể thả áo phao, thực phẩm", đại tá Ngọc nói, hy vọng thờ🐽i gian tới sản phẩm có thể thương mại hóa để phục vụ đời sống dân sinh.