Các nhà nghiên cứu kết luận núi lửa Aso, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất Nhật Bản, vừa giúp một trận động đất lớn dừng lại, trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Science hôm 20/10, theo Live Science.
Trận động đất mạnh 7,1 độ richter xảy ra ở thành phố Kumamoto, Nhật Bản hôm 16/4 năm nay tạo ra đoạn đứt gãy trong khu vực kéo dài 40 km. Các nhà khoa học sau đó đ♛ã đến vùng tâm chấn để nghiên cứu đoạn đứt g🥃ãy.
Họ phát hiện đoạn đứt gãy mới kéo dài từ phía tây nam tới rìa đông bắc rồi đột ngột dừng lại tại miệng núi lửa A♓so. Nghiên cứu hoạt động địa chấn sâu dưới miệng núi lửa♑, nơi đoạn đứt gãy dừng lại, chỉ ra rằng có một khoang chứa dung nham ở đó.
"Sóng năng lượng từ trận động đất di chuyển về phía núi lửa Aso qua các hòn đá nguội và dễ vỡ. Tuy nhiên, nó bất ngờ gặp phải nguồn nhiệt lớ🀅n tạo ra bởi dòng mắc-ma dâng lên bên dưới núi lửa. Nguồn nhiệt làm phân tán năng lượng lên trên và thoát ra ngoài, giảm sức mạnh của động đất và dừng đoạn đứt gãy", nghiên cứu viết.
Phá🐻t hiện này cung cấp cho các nhà khoa học thôn൩g tin về một trường hợp hiếm gặp, khi hai hiện tượng địa chất núi lửa và động đất tương tác với nhau. Đây là vấn đề được quan tâm đặc biệt ở Nhật Bản, quốc gia dễ xảy ra động đất và núi lửa phun trào.
"Chúng tôi đang nghiên cứu sự tương tác gi🔴ữa các đoạn đứt gãy đang hoạt động, bao gồm đứt gãy đồng địa chất, với những trận động đất lớn ở Nhật Bản", Aiming Lin, giáo sư khoa෴ Khoa học Trái Đất và Hành tinh, trường Đại học Kyoto, Nhật Bản, cho biết.
Phát hiện này cũng có thể giúp các nhà nghiên ꦏcứu dự đoán chính x▨ác hơn quãng thời gian động đất diễn ra dựa trên sự tương tác của nó với núi lửa.
"Dòng mắc-ma có thể ngăn đoạn đứt gãy, từ đó giới hạn quy mô của trận động đất t🦄heo hướng có thể dự đoán được", Gregory Beroza, nhà địa chấn học, phó giám đốc Trung tâm Động đất Nam California, giáo sư địa v🐓ật lý trường Đại học Stanford, Mỹ, nói.
Xem thêm: Nguyên nhân trận động𒉰 đất khiến 🍨247 người chết ở Italy
Hiền Anh