Ngọn núi lửa đôi Lewotobi Laki-Laki, cao hơn 1.700 m, nằm trên đảo du lịch nổi tiếng Flores, mi🗹ền đông Indonesia, phun trào đêm 3/11, rạng sáng 4/11, tạo ra những quả cầu lửa thiêu rụi nhiều ngôi nhà xung quanh và khiến ít nhất 10 người thiệt💧 mạng.
Núi lửa còn phun lớp tro bụi bao phủ các khu vực lân cận, khiến chính quyền địa phương phải sơ tán người dân ở một số làng. Giới chức cũng nângꦺ mức cảnh báo núi lửa lên cấp cao nhꦺất, yêu cầu người dân địa phương và cả du khách tránh xa khu vực có bán kính 7 km từ miệng hố phun trào.
Abdul Muhari, phát ngôn viên cơ quan ứng 🦩phó thiên tai Indonesia (BNPB), cho biết ngoài 10 người thiệt mạng, vụ phun trào núi lửa cũng khiến hơn 10.000 người chịu ảnh hưởng. Ông cho biết đangꩲ thống kê số người dân đi sơ tán, nhưng chưa có ai trình báo người thân mất tích.
Những ngôi nhà gần nơi núi lửa phun trào đang bị lớp tro bụi dày bao phủ, trong khi nhiều▨ ngôi nhà đổ sập vì nham thạch từ núi lửa bắn ra.
"Tôi đang ngủ thì đột nhiên thấy giường rung lắc hai lần, như thể bị ai đó đạp mạnh. Sau đó tôi nhận ra núi lửa đã phun trào và vội tháo chạy ra ngoài. Khi thấy lửa bùng lên, tôi lập tức bỏ chạy. Tro bụi và những mảnh nham thạch v𒈔ăng khắp nơi. Tiệm tóc của tôi cũng bốc cháy, mọi thứ bên trong mất sạch", Hermanus Mite, thợ làm tóc 32 tuổi, kể lại.
"Chúng tôi không nghe thấy âm thanh cảnh báo nào vì 📖trước đó là tiếng sấm sét. Tới nửa đêm, mọi người mới sơ tán trong hoảng loạn. Khi bỏ chạy, chúng tôi không kịp mang theo gì", cư dân tên Petrus Muda Turan cho biết.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki hồi tháng 1 từng xảy ra một số đợt phun trào, khiến chính quyền phải sơ tán ít nhất 2.000 cư dân. Iﷺndonesia nằm trên "vành đai lửa" Thái Bình Dương, thường xuyên xảy ra các đợt phun trào núi lửa và địa chấn dữ dội. Tháng 12 năm ngoái, núi lửa Marapi ở Tây Sumatra phun trào, khiến ít nhất 24 người leo núi thiệt mạng, hầu hết là sinh viên đại học.
Ngọc Ánh (Theo AFP)