Theo Nature World News, các nhà địa chấn học tình cờ phát hiện ngọn núi lửa khi đang nghiên cứu tại khu vực Marie Byrd Land và lắp đặt c♔ác máy ghi địa chấn trên quy mô rộng ở khu vực này nhằm tái thiết lại lịch sử khí hậu ở Nam Cực.
Trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 3/2011, các nhà nghiên cứu nhận thấy dấ🍌u hiệu liên quan đến hoạt động của núi lửa nhờ dữ liệu ghi được từ máy ghi địa chấn.
Với tần số đo được chỉ khoảng 2-4 Hz, nhóm nghiên cứu ch🐽o rằng đây là hoạt động của macma bên dưới các lớp băng, khác với các dấu hiệu của hoạt động kiến tạo. Ngoài ra, họ 🧸cũng loại trừ khả năng đây là chuyển động của các lớp băng bởi các hoạt động dư chấn này xảy ra ở độ sâu khoảng 25-40 km.
Sau khi trao đổi🦂 với tiến sĩ Duncan Yound và Don Blan𝓰kenship của Đại học Texas, những người đã thiết lập bản đồ các lớp băng ở Nam Cực, họ cũng phát hiện một lớp tro núi lửa bị chôn vùi bên dưới các tảng băng ở khu vực này.
"Tôi cho rằng không còn nghi ngờ gì về sự tồn tại của ngọn núi lửa ở bên dưới lớp băng", Live Science dẫn lời Richard Aster, một nhà địa chấn học tại Đại học bang Co🎶lorado, đồng tác giả nghiên cứu, cho hay.
Theo Amanda Lough thuộc Đại🍰 họcWashington ở St Louis, bang Missouri, đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện một ngọn núi lửa hoạt động dưới lớp băng ở tây Nam Cực. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết ngọn núi lửa sẽ có nguy cơ phun trào trong tương lai, làm t💮an chảy các tảng băng trong khu vực và làm tăng mực nước biển trên khắp thế giới.
Thùy Linh