Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, có mặt tại Nga trong 4 ngày qua theo lời mời tham dự Diễn đàn An ninh Quốc tế Moskva. Ngoài các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện, ông đã còn có một số cuộc tiếp xúc với quan chức cấp cao trong chính phủ Nga. Nổi bật trong số đó là tuyên bố từ Hội đồng An ninh Nga "tái khẳng định mong muốn thắt chặt quan hệ song phương" cùng Myanmar.
Tuy nhiên, chuyến công du tại Moskva chỉ dừng ở mức đó. Nga tránh tạo ấn tượng chuyến thăm nhằm củng cố sự công nhận trong cộng đồng quốc tế đối với vị thế mới của tướng Min Aung Hlaing. "Chuyến thăm chỉ có thể giải quyết mối quan hệ song phương giữa chính quyền quân sự Myanmar và Nga, tập trung vào việc thúc đẩy quan hệ quốc phòng hai nước. Nó không giúp Myanmar cải thiện hình ảnh của mình trên chính trường quốc tế", Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS) thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, trả lời VnExpress.
Ông Trung đánh giá Nga đã khéo léo mờ🅷i Thống tướng Myanmar đến dự hội thảo quốc tế về quốc phòng, tránh cho cộng đồng quốc tế xem đây là chuyến viếng thăm cấp nhà nước. Các chi tiết trong nghi🍌 thức đón tiếp tướng Min Aung Hlaing, cách gọi chính thức dành cho ông, cùng thành phần tham dự những cuộc gặp giữa ông và chính phủ Nga đã thể hiện rõ điều này.
Quan chức cấp cao nhất đón tiếp Min Aung Hlaing tại sân bay quốc tế Sheremetyevo ngày 20/6 là Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander V. Fomin. Nghi thứcဣ đón tiếp truyền thống bằng bánh mỳ và muối, thường dành cho nguyên thủ của chính phủ Nga, cũng không được tổ chức ở đường băng. Khi U Htin Kyaw, tổng thống Myanmar bị quân đội phế truất, đến Sochi vào năm 2016 dự hội nghị thượng đỉnh Nga - ASEAN, nghi thức trê🉐n vẫn diễn ra đầy đủ.
Theo thông báo của điện Kremlin vào ngày 22/6, Tổng thống Vladimir Putin cũng không có kế hoạch gặp Thống tướng Myanmar. Người phát ngôn Dmitry Peskov còn từ chối bình luận chi tiết chuyến thꦿăm và đề nghị bá𒁃o giới liên hệ Bộ Quốc phòng Nga để giải đáp thắc mắc. Hãng thông tấn nhà nước TASS vẫn gọi ông Min Aung Hlaing là "lãnh đạo quân đội" hoặc "tổng chỉ huy quân đội" Myanmar.
Hai quan chức cấp cao nhất trong chính phủ Nga gặp Thống tướng Myanmar suốt chuyến thăm gồm Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nikolai Patrushev và Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. T🔯rong khi đó, khi U Htin Kyaw♏ đến Sochi vào năm 2016, Tổng thống Putin đã tham dự hội đàm song phương ngay ngày hôm sau, đồng thời gọi ông là người đồng cấp.
Nhìn chung, Moskva vẫn tập trung vào phương diện hợp tác quốc phòng trong mối quan hệ với chính quyền quân sự Myanmar. Một tháng trước chuyến công tác của tướng Min Aung Hlaing, Bộ Quốc phòng Nga đã gửi tín hiệu với lời mời tư lệnh không quân Myanmar Maung Maung Kyaw sang thảo luận kế hoạch mua khí tài quân sự và tham dự triển lãm trực thăng quღốc tế HeliRussia. Theo Khin Zaw Win, giám đốc viện tư vấn chính sách Tampadipa tại Yangon, chính quyền quân sự Myanmar rất mong muốn cơ hội "tìm kiếm đồng minh lớn và hùng mạnh về quân sự, đặc biệt ở phương Tây".
Myanmar là khách hàng lớn thứ hai tại Đông Nam Á của ngành công 🍸nghiệp quốc phòng Nga. Trong giai đoạn 1999-2018, nước này chi khoảng 1,5 tỷ USD mua vũ khí, khí tài quân sự Nga, theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.
"Quan hệ Nga - Myanmar là mối quan hệ có nhiều lợi ích chung cho cả hai. Nga vẫn coi Myanmar là cửa ngõ vào khu vực vịnh Bengal và Ấn Độ Dương, đồng thời là khách hàng vũ khí truyền thống. Còn giới quân sự Myanmar coi Nga là nguồn cung và đào tạo quốc 🌊phòng chính yếu"𒈔, Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung cho biết.
Phương diện này được Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nhấn mạnh trong cuộc gặp với Thống tướng Myanmar vào ngày 22/6. Ông gọi Myanmar là "đối tác chiến lược và đồng minh tin cậy đã được thời gian kiểm chứng", đồng thời lưu ý hợp tác quân sự là "thành tố quan trọng" với quan hệ song phương. Cũng trong chuyến làm việc tại Moskva, tướn𒉰g Min Aung Hlaing còn gặp lãnh đạo tậ𝔍p đoàn xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, ông Alexander Mikheyve, nhằm thảo luận thêm về "tiềm năng hợp tác kỹ thuật quân sự".
Đây không phải lần đầu tiên lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar đến Nga. Tháng 6/2020, ông cũng tới Nga t💝ham dự lễ duyệt binh mừng 75 năm chiến thắng Phát xít Đức. Kể từ năm 2013, tổng chỉ huy quân đội Myanmar đã thăm Nga bảy lần. Ông Trung đánh giá chuyến đi Nga lần này của tướng Min Aung Hlaing "cho cộng đồng quốc tế thấy mối quan hệ khắng khít về mặt quốc phòng giữa Nga và Myanmar".
Dù tính chất chuyến thăm bó hẹp trong phương diện quốc phòng, tầm ảnh hưởng của Nga trong vấn đề Myanmar rõ ràng đang lớn dần. Dù giới chuyên gia đánh giá Trung Quốc là đối tác thân thiết nhất với chính quyền quân sự khi có nhiều dự án kinh tế liên đới, Nga mới là cường quốc đầu tiên Thống tướng Myanmar đến thăm sau cuộc họp thượng đỉnh bất thường của ASEAN vào tháng 4. Trong suốt nửa năm qua, Moskva cũng ওthể hiện mức 🦹ủng hộ rõ rệt hơn cho chính phủ quân sự so với Bắc Kinh.
Khi quân đội Myanmar tổ chức duyệt binh kỷ niệm ngày truyền thống vào tháng 3, quan chức nước ngoài cấp cao nhất tham dự sự kiện là Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin. Giữa giai đoạn xung đột giữa quân đội Myanmar và người biểu tình leo thang bạo lực, Thứ trưởng Fomin đã tham dự đối thoại với tướ༒ng Min Aung Hlaing. Ông khẳng định Myanmar là "đồng minh đáng tin cậy và đối tác chiến lược của Nga ở Đông Nam Á cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương". Moskva khi đó gửi thông điệp trấn an sẽ "tôn trọng lộ trình chiến lược củng cố quan hệ hai nước".
Theo Artyom Lukin, Phó giáo sự Viện Phương Đông thuộc Đại học Viễn Đông Liên bang Nga, và Andrey Gubin, nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, điện Kremlin có lẽ không quá quan tâm đến phản ứng quốc tế khi duy trì quan hệ với quân đội Myanmar. Quan hệ Moskva và phương Tây vốn không mấy bình yên kể từ khi Nga tái sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014. Để bảo vệ lập trường về Myanmar𒆙, Nga có thể phản pháo cách tiếp cận khác biệt của phương Tây với Thái Lan dù cả hai nước xảy ra đảo chính quân sự.
Chuyến công tác tại Nga lần này của Thống tướng Min Aung Hlaing có thể được nhìn nhận như một nỗ lực phá thế bế tắc cho chính phủ do quân đội nắm quyền và thuyết phục thêm sự công nhận từ các cường quốc, bạn bè truyền thống. Nhiều đối ꧅tác của Myanmar, trong đó có Trung Quốc, thời gian qua vẫn do dự chưa gửi lời mời thăm cấp cao đến Naypyidaw vì lo ngại phản ứng tiêu cực. Tình thế cô lập ngoại giao đang tác động đáng kể đến nền kinh tế nước này.
"Chuyến thăm Nga của thốngღ tướng Min Aung Hlaing với lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng có thể là một cách để các quốc gia khác xem xét cân nhắc ngỏ lời mời ở vị trí tổng tư lệnh quân đội, thay vì nhà lãnh đạo quốc gia", Tiế🉐n sĩ Nguyễn Thành Trung lưu ý.
Thanh Danh