Kết quả kiểm nghiệm được Chi cục An toàn thực phẩm TPHCM công bố hôm 22🐠/7, cꦐho thấy hơn một nửa số mẫu kiểm tra chưa đạt các chỉ tiêu vi sinh theo quy định, nhiễm Clo và một số vi sinh vật như E.Coli, Coliforms, Feacal Streptoccoci, Pseudomonas aeruginosa... Các vi khuẩn này gây bệnh đường ruột, tiêu chảy cho người dùng.
TP HCM hiện có 193 cơ sở sản xuất nước đá, trong đó 49 nơi sử dụng nước máy và 114 cơ sở dùng nước giếng để làm nước đá lạnh. Tuy nhiên, trong số 49 cơ sở sản xuất bằng nước máy thì có 27 điểm🔜 không chứng minh được nguồn nước đang sử dụng. 114 cơ sở sử dụng nước giếng làm đá﷽ lạnh thì đến 64 nơi không thực hiện bất kỳ một xét nghiệm nào theo quy chuẩn sử dụng nguồn nước.
Sau các đợt kiểm tra, Chi cục An toàn thực phẩm xác định gần 40% cơ sở sản xuất nước đá không ꧑công bố hợp quy chuẩn sản phẩm; 25,6% nơi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều 🎃kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc có giấy chứng nhận nhưng đã hết hiệu lực. 43% cơ sở sản xuất nước đá không đảm bảo một số quy định về an toàn thực phẩm đối với việc sử dụng nguồn nước, điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật💛 chất…
Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục trưởng An toàn thực phẩm TP HCM cho rằng nguồn nước đá không đảm bảo vệ sinh là điều đáng lo n✱gại hiện nay. Máy làm nước đá không thể nào loại bỏ được các chất lơ lửng hoặc hòa tan trong nước. D🔴o đó, nếu nguồn nước sử dụng làm đá lạnh không đảm bảo đồng nghĩa với việc người dùng sẽ đưa những tạp chất độc hại vào cơ thể.
Theo quy định của Bộ Y tế, cơ sở sản x💫uất nước đá phải đảm bảo các quy chuẩn về nguồn nước với 🐓109 chỉ tiêu hóa lý và vi sinh.
An Nguyên