Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, tỷ lệ tiêm chủng đang thấp một cách kinh ngạc, trái ngược với Mỹ, nơi gần 60% ng🍸ười trưởng thành đã được tiêm một hoặc hai liều vaccine. Tỷ lệ tại Anh và Israel thậm chí còn cao hơn. 33,51 triệu người trong tổng số hơn 66,8 triệu người Anh đã được tiêm vaccine, trong đó hơn 12 t꧙riệu người được tiêm đầy đủ hai liều. Gần 2/3 dân số Israel đã tiêm ít nhất một liều vaccine Pfizer-BioNTech.
Theo trang web Our World in Data, ba quốc gia ở khu vực Thái Bình Dương này không chỉ xếp hạng kém nhất trong số các nước phát triển ꦡvề triển khai vaccine Covid-19, mà còn xếp sau nhiều nước đang phát triển như Brazil và Ấn Độ.
Ví dụ, Nhật Bản mới chỉ tiêm phòng đầy đủ cho khoảng 1% dân số và đang đứng trước nguy cơ bùng dịch. Tuần trước, chính phủ nướ��c này quyết định kéo dài tình trạng 𒐪khẩn cấp đến hết tháng 5. Ngày 8/5, Nhật Bản ghi nhận hơn 7.000 ca nhiễm mới trong ngày, mức cao nhất kể từ tháng 1.
Một số nước phê duyệt vaccine khẩn cấp và kéo dài khoảng cách giữa các liều vaccine nhằm tiêm chủng cho nhiều người nhất có thể. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu còn đích thân đàm phán với giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla để được tiếp cận sớm với vaccine, đồng thời huy động quân đội để hỗ trợ chiến dịch tiêm phòng. Ở Mỹ, bánh rán, đồ uống hoặc cần sa được phát miễn phí để kh🎐uyến khích người dân tiêm ngừa.
Trái lại, Nhật Bản yêu cầu thử nghiệm lâm sàng trong nước đối với các loại vaccine Covid-19. Theo đó, hàng chục quốc gia chấp nhận kết quả thử nghiệm đa quốc gia do hãng Pfizer cung cấp vào tháng 11/2020 và triển khai tiêm chủng ngay. Tuy nhiên, việc thử nghiệm bổ sung vaccine Pfizer khiến Nhật Bản mất thêm vài tháng để tiêm chủng đại trà, mặc dù chính phủ 𝔍đã đẩy nhanh thủ tục phê duyệt. Điều này xuất phát từ tâm lý thận trọng với các loại dược phẩm do nước ngoài sản xuất, đặc biệt là vaccine, và giới chức phải giải quyết triệt để những lo ngại về an toàn.
Khi chương trình tiêm chủng bắt đầu, Nhật đối mặt với vấn đề thiếu nhân lực để triển khai vaccine. Mọi người chỉ tin tưởng tay nghề của bác sĩ và y tá. Việc được dược sĩ tiêm vaccine tạ🌸i nhà thuốc như ở Mỹ, hay được tình nguyện viên không c💟ó nền tảng y khoa tiêm vaccine như ở Anh, là điều không thể tưởng tượng nổi ở Nhật Bản.
New Zealand cũng có quá trình đánh giá riêng và phê duyệt vaccine Pfizer vào tháng 2, hai tháng sau khi Mỹ cấp phép khẩn cấp cho vaccine này. Năm 2020, Bộ trưởng Bộ Ứng phó Covid-19 Chris Hipkins hứa hẹn New Ze🅷aland sẽ sớm có vaccine. Giờ đây, ông cho biết vấn đề nằm ở nguồn cung và không thể đẩy nhanh quá trình này hơn được nữa. Phía Pfizer từ chối thảo luận về việc liệu hãng có thể chuyển vaccine cho New Zealand nhanh hơn hay không.
Trong khi đó, Australia đã đối mặt với nhiều vấn đề trong nước. Vào tháng 12, Australia ngừng thử nghiệm vaccine Covi𒊎d-19 do chính nước này sản xuất sau khi vaccine tạo ra kết quả dương tính giả với HIV. Sau đó, Liên minh châu Âu (EU) ngừng xuất khẩu hơn 250.000 liều AstraZeneca cho Australia vào tháng 3, do nhận thấy nhu cầu trong EU lớn hơn. Quá trình tiêm chủng tại Australia cũng bị chậm lại khi giới chức trách khuyến cáo tiêm vaccine Pfizer cho người dưới 50 tuổi thay thế cho vaccine AstraZeneca.
Tại Hàn Quốc, chính phủ ban đầu cho rằng dịch trong nước chưa nghiêm trọng như ở Mỹ hay châu Âu, nên họ quyết định chờ đợi và quan sát thêm. Cho đến những tháng gần đây, khi Covid-19 lây lan mạnh hơn, áp lực từ công chúng tăng lên và giới chức trách phải đẩy nhanh tiến꧑ độ đàm phán với các hãng dược. Tính đến 5/4, Hàn Quốc mới triển khai hơn một triệu liều vaccine. Nước này đang xem✨ xét cân nhắc hạn chế xuất khẩu vaccine của AstraZeneca do SK Bioscience, công ty con của SK Chemicals sản xuất để đảm bảo nguồn cung nội địa.
Theo Helen Petousis-Harris, chuyên gia về vaccine tại Đại học Auckland, New Zealand, chương൲ trình tiêm chủng chậm hơn, ít rầm rộ cũng có cái lợi. Bà nói: "Bạn sẽ dễ dàng chấp nhậ🐻n một điều gì đó hơn sau khi nó được sử dụng hàng triệu lần".
Ngoài ra, thay vì giãn các liều tiêm cách nhau vài tháng do ⛄nguồn cung hạn chế, việc tiêm hai liều vaccine cách nhau ba tuần (khi số lượng dồi dào) sẽ đảm bảo nhiều người được tiêm đầy đủ hơn. Nếu kéo dài thời gian chờ đợi, nhiều người sẽ mất dần mối quan tâm và bỏ qua liều thứ hai.
Petousis-Harris cho rằng New Zealꦇand và nhiều nước giàu khác đang bị chậm tiến độ, song tốc độ tiêm ch꧃ủng sẽ tăng trong những tháng tới. Theo bà, cho đến năm sau, nhiều khả năng chỉ còn các quốc gia nghèo và trung bình bị tụt lại phía sau.
Mai Dung (Theo AP)