Công ty cổ phần Mỹ phẩm Sài Gòn khởi đầu năm nay với mục tiêu xác lập kỷ lục doanh thu 310 tỷ đồng. Từ khi cổ p🤡hần hóa, chỉ duy nhất năm 2015 công ty tiệm cận con số này, nhưng lại nhờ đóng góp của nguồn thu thoái vốn bất động sản để tập trung vào hoạt động cốt lõi. Nếu tính riêng mảng kinh doanh chủ lực trong kỳ báo cáo gần nhất thì doanh thu của công ty đạt 276 tỷ đồng, hoàn thành vừa đủ kế hoạch đề ra và tăng trưởng 13% so với 🌌cùng kỳ.
Thế nên, dù chỉ tăng gấp đôi so với thời điểm cách đây 10 năm, nhưng đặt trong bối cảnh hàng loạt khó khăn bủa vây như cạnh tranh không lành mạnh và thương hiệu🔯 ngoại chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường, thì mục tiêu này vẫn có thể xem như bước đột phá của một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam kiên trì theo đuổi ngành sản xuất nước hoa.
Mỹ phẩm Sài Gòn tiền thân là hãng nước hoa Immorter, được thành lập bởi một nhà tư sản vào cuối nhữ▨ng năm 50 của thế kỷ trước và vang danh khắp cả nước nhờ giới thiệu sáng kiến chai xịt nén, thay cho cách dùng truyền thống là nhỏ từng giọt lên da. Sau 1975, thương hiệu này được chuyển giao, trải qua nhiều lần thay đổi tên gọi và trở thành doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Công nghiệp TP HCM.
Chấm dứt thời bao cấp, đất nước chuyển mình sang trang mới nhưng nước h🅺oa vẫn là món hàng xa xỉ dành riêng cho giới thượng lưu. Ý tưởng mở rộng mạng lưới tiêu thụ thông qua việc xuất khẩu được nhen nhóm trong chính những ngày khó khăn đầu thập niên 90. Chuyến hàng đầu tiên cập cảng Liên Xô cũ không lâu sau, đánh dấu một chương mới cho thương hiệu nước hoa Miss Saigon với kiểu dáng thiếu nữ trong tà áo dài thướt tha.
Điều kiện sống bắt đầu sung túc hơn, thị trường nội địa trở nên đầy tiềm năng nhưng công ty vẫn chọn hướng xuất khẩu bởi chưa đủ sức “xâu xé” miếng bánh thị phần với hàng loạt thương hiệu mỹ phẩm ngoại. Công ty chấp nhận chịu ảnh hưởng b🀅ởi biến động🧔 tỷ giá hàng năm, bền bỉ tìm kiếm đơn hàng và chào mời liên doanh để nâng tỷ trọng doanh thu xuất khẩu từ mức không đáng kể lên đến 45% vào năm 2007. Bản đồ xuất khẩu của nước hoa Miss🧜 Saigon đến nay đã ghi tên hàng loạt thị trường lớn như Pháp, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc…
Đối với thị trường trong nước, công ty chọn kênh bán lẻ đại lý và siêu thị nh♏ằm duy trì lượng khách hàng trung thành. Nhờ hình ảnh thiếu nữ mặc áo dài đội nón lá đặc trưng mà nước hoa Miss Saigon phần lớn được lựa chọn nhằm mục đích làꦬm quà lưu niệm cho khách du lịch, với giá khoảng 600.000 đồng đến vài triệu một lọ.
Trong báo cáo thường niên nhiều năm liên tiếp, công ty đều nh🥃ấn mạnh việc xây dựng hình ảnh Miss Saigon chuyên nghiệp, thu hẹp sản phẩm phân khúc thấp và tăng sản lượng tiêu thụ bởi đối tượng khách hàng trẻ. Công ty từng kỳ vọng hiện thực hóa ൲điều này bằng hợp đồng sản xuất và phân phối nước hoa độc quyền cho một nhân vật nổi tiếng trong ngành giải trí. Thế nhưng, sau một thời gian rầm rộ thì thương hiệu này cũng chìm vào quên lãng.
Trước điều kiện thị trường biến động bất lợi, Mỹ phẩm Sài Gòn liên tiếp thay đổi chiến lược kinh doanh như đầu tư vào 𒐪bất động sản, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp và gia công cho đối tác bên ngoài.
Trong ngành hóa mỹ phẩm, công ty chi hàng chục tỷ đồng để đa dạng hóa danh mục sản phẩm và xây dựng chuỗi cửa hàng chuyên doanh cao cấp. Riêng năm ngoái, công ty phát triển hơn 100 sản phẩm mới như dầu gội đầu, nước rửa tay, nước xịt phòng… và loại bỏ những mặt hàng hiệu qu🤪ả kinh doanh kém. Công ty cũng hợp tác với một đơn vị thiết kế mẫu mã mới cho dòng nước hoa Miss Việt Nam nhưng không phá bỏ kiểu dáng truyền thống. Lọ gốm được cách điệu thêm kiểu dáng cô gái mặc áo tứ thân đội nón qu🍎ai thao dành cho miền Bắc, cô gái mặc áo dài khăn đóng dành cho miền Trung.
Phương Đông