Tối 23/5, tại buổi giao lưu giữa 122 cảnh sát tiêu biểu toàn quốc và đoàn v🎉iên thanh niên TP HCM do Bộ Công an phối hợp với Thành đoàn TP HCM tổ chức, trung tướng Phan Văn Vĩnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an) đã chia sẻ những cảm xúc trong những ngày tháng chống tội phạm. Mặc dù được qu🌠an tâm nhiều đến các chiến công nhưng ông chỉ muốn nhắc lại những nỗi buồn và những lần rơi nước mắt trong lúc thực thi nhiệm vụ. Bởi đó là những cái ám ảnh, mãi mãi khắc sâu vào trái tim vị tướng này.
Ông Nguyễn Văn Rảnh - Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP HCM tặng hoa cho trung tướng Phan Văn Vĩnh tại buổi giao lưu. Ảnh: Tá Lâm. |
Tướng Vĩnh cho biết, gần 40 năm tuổi quân ông đã trải qua rất nhiều nỗi buồn, nhưng có 2 nỗi đau mà ông không bao giờ quên là khi tìm thấy xác của một người đồng đội và ám ảnh trước những cái chết thảm khốc của các nạn nhân do sát thủ Lê Văn Luyện gây ra.
Ông kể, lúc 5h sáng một ngày năm 1994, ông nhận được tin báo chiến sĩ Đồng Văn Linh trong lúc truy bắt tội phạm truy nã đã bị nước cuốn trôi. Ngay lập tức xuống hiện trường, ông được mọi người cho biết vừa tìm thấy thi thể anh Linh. Trước đó, Linh cùng một chiến sĩ khác 𓆏nhận được tin báo tên tội phạm bị truy nã đang chạy trốn cách nơi làm việc 30 km. Các anh lập tức lên đường truy đuổi. Đến một dòng sông chảy xiết, tên tội phạm lao xuống sông, Linh cũng lao theo. Khi bắt được anh ta cũng l🍷à lúc người chiến sĩ công an kiệt sức, bị dòng nước cuốn trôi.
"Nhìn xác đồng đội lòng tôi đau như cắt. Tôi trực tiếp khám nghiệm tử thi mới biết bao tử đồng chí ấy 🐬trốn🎐g không. Tôi hiểu rằng, để truy bắt bằng được tội phạm, đồng chí Linh đã phải chịu cực khổ, quên thân. Tấm gương của Linh mãi mãi thắp sáng nhưng lại là một nỗi buồn khó quên của tôi", tướng Vĩnh rơi nước mắt.
Trong quá trình điều tra vụ thảm sát do Lê Văn Luyện gây ra, tướng Vĩnh là Trưởng ban chỉ đạo chuyên án. Ông bảo, khi xuống hiện trường đã chứng kiế🍎n cảnh kinh hoàng: Vợ chồng chủ tiệm vàng chết cùng đứa con gái mới 18 🐭tháng tuổi, đứa lớn học lớp 3 may mắn thoát chết với bàn tay bị đứt lìa. "Những cái chết rất thảm khốc, chỉ thấy máu và máu khiến tất cả chúng tôi lặng người. Điều đó thúc đẩy chúng tôi quyết tâm bắt bằng được tội phạm", tướng Vĩnh nói.
Ngay sau đó, hàng nghìn cảnh sát ưu tú của 10 tỉnh gần địa bàn Bắc Giang được huy động vào cuộc. Sau 4 ngày, những manh mối đầu tiên bắt đầu hiện lên và Lê Văn Luyện đã bị bắt tạౠi Lạng Sơn khi đang trên đường bỏ trốn. "Tôi hứa với tất cả các bạn sẽ làm tất cả để trấn áp tội phạm. Nếu lần sau còn ngồi tại đây, tôi sẽ chỉ có những niềm vui để kể cho các bạn chứ không phải nỗi buồn như đêm nay", tướng Vĩnh trùng giọ🔯ng.
Cũng trong buổi giao lưu này, nhiều thanh niên và chiến sĩ cảnh sát trẻ đã bày tỏ lòng quyết tâm đấu tranh với tội phạm, giữ bình yên cho tổ quốc. Trung sĩ Nguyễn Thị Phương Dung (22 tuổi), Phó trung đội trưởng Trung đội nữ Cảnh sát đặc nhiệm (thuộc Tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm, Bộ Công an) cho b❀iết, từ nhỏ đã xem phim và ấn tượng trước hình ảnh những các anh, chị công an truy bắt tội phạm. Lớn lên, cô gái trẻ đã theo đuổi sở thích đến cùng khi th🎐i vào trường cảnh sát. "Vì tình hình tội phạm còn phức tạp nên tôi chưa nghĩ đến những việc riêng tư. Tôi hứa sẽ đấu tranh đến cùng bảo vệ bình yên cho nhân dân", nữ cảnh sát chia sẻ.
Ba thanh niên cảnh sát trẻ (ở giữa) tiêu biểu tại buổi giao lưu. Ảnh: Tá Lâm. |
Được người dân yêu mến gọi là "Lục Vân Tiên giữa đời thường", aꦬnh Nguyễn Sĩ Hoài Ân (chuyên viên phòng Nội vụ quận 4, TP HCM) cho biết, có một lần đi trên đường anh thấy một cô gái bị cướp, kéo lê giữa đường.
"Lúc đó, tôi nghĩ là con người thấy tình cảnh đó thì phải làm gì đó để có ích. Và tôi đã lao vào cứu cô gái, bắt tên cướp giao cho công an",ܫ anh Ân nói.
Anh Ân cũng đã được Bộ Công an tặng bằng khen và được tuyên dương người tốt vi꧃ệc tốt nhiều năm liền.
Trước đó, chiều 22/5, tại Nhà hát TP HCM, Bộ Công an đã tuyên dương 122 gương thanh niên cảnh sát tiêu biểu toàn quốc trong đấu tranh phòng chống tội phạm và giữ gìn trật tự an toàꦡn xã hội giai đoạn 2007-2012.
Tá Lâm