Bến những ngày này nhộn nhịp ghe thuyền, tràn đầy hoa trái: cúc Đồng Tháp, tắc cảnh Bến Tre, mai vàng, hoa gi🃏ấy đủ màu, với đủ mọi gương mặt hồ hởi, âu lo của những thương hồ sau chuyến hải trình hai đêm một ngày theo đường thuỷ. Mỗi gia đình một chiếc ghe, tất cả những gì trên đó: chậu hoa, cây kiểng, trái cây, chó, gà, đồ khô. Đó là cả mùa xuân của họ.
Tôi nghe hai ông khách đứng trên bờ hất hàm,𝕴 trả giá một chậu mai với chị chủ quê Bến Tre ở dưới thuyền. "Tui chỉ bớt được 200 ngàn cho một chậu thôi, anh mua giùm", chị gạt vội ống tay áo lòe xòe lau mặt rồi ngẩng lên đợi khách đáp lời. "Trừ luôn hai triệu đi", ông khách c🧔ười khoái trá, bỏ đi trước khuôn mặt thất vọng của chị.
Nhiều người có lẽ nghĩ rằng người trồng hoa và bán hoa ăn lãi nhiều, sống khỏe nhờ nói thách khi Tết đến Xuân về, người người rủ🦩ng rỉnh. Nhưng ngay tại đất Sài Gòn, nơi tưởng rằng nghề g𓆉ì cũng có thể lên đến đỉnh cao thương mại, nghề hoa cũng đã từng không trụ nổi.
Tôi tìm đến làng hoa Gò Vấp - vựa hoa cổ xưa nhất của Sài Gòn - hy vọng tìm được những người trồng hoa của địa chỉ nức tiếng một thời. Trước đó, một người bán hoa dạo đã nói cho tôi biết, cứ vào hẻm 237 Phạm Văn Chiêu sẽ thấy dấu tích của làng hoa này. Khi lọt thỏm giữa những dãy biệt thự, chung cư cao tầng, ở bãi đất lúp xúp cỏ dại, tôi thấy những ruộng hoa rực rỡ, đều tăm tắp: hướng dương, mồng gà, cúc vàng,... Trong căn lều dựng b🍷ằng gỗ, phủ bạt tạm bợ, ông Nguyễn Văn Nghiêm, 50 tuổi, chủ ruộng hoa rộng 10 nghìn mét vuông dõi ánh 🐭mắt đỏ hoe nhìn ra ruộng.
Mắt ông vằn đỏ vì không ngủ. "Gần Tết, bọn trộm hoa nhiều lắm n🌠ên hầu như ngày nào tôi cũng thức trắng đêm", người trồng hoa hơn 30 năm thở dài. Lo sợ hoa bị trộm, năm nay ông Nghiêm đã thuê thêm người làm, vừa nhờ anh em họ hàng, tổng cộng hơn 20 thanh niên trai tráng. "Ấy thế mà vẫn không yên. Trộm giờ khôn lắm. Đêm xuống, nó đem cả xe tải xuống hốt cả vườn nên phải canh 24 tiếng", ông nhấp ngụm nước trà đặc quánh.
Ông Nghiêm là một trong những người hiếm hoi ở làng hoa Gò Vấp còn trụ lại với nghề. Đất này là của nhà nước, thuê chỉ để trồng hoa. Mỗi năm, phí phải trả cho chính quyền là vài xe tải hoa. Mỗi vụ hoa của gia đình ông Nghiêm bắt đầu từ tháng Bảy cho đến Tết. Những tháng ban đầu phải chuẩn bị giống, phân bón và làm đấ🍸t, tốn 600- 700 triệu đồng tiền công. Mỗi năm chỉ có một vụ hoa nên mọi thứ phải làm rất kỹ lưỡng. "Nghề hoa coi bộ không hề dễ ăn. Nhiều người ở đây từng bị phá sản, phải bỏ nghề", người đàn 🐈ông nhỏ thó, khuôn mặt sạm nắng, thật thà nói.
Chỉ tay về phía những chậu hoa dừa đang khoe sắc, ông Nghiêm thở phào: "Đấy là những cây hoa may mắn. Năm rồi, bão đổ bộ, cả ruộng hoa dừa và mồng gà bị ngập úng, không thấy ngọn. Xót quá tôi phải huy động các anh em cùng vớt lên🐠. Ai dè, nó sống". Và ông cũng là một trong số ít những người trồng hoa may mắn "sống sót" sau trận mưa bão vào năm ngoái, bởi nhiều người trồng hoa ở quận 12 đã bị mất trắng.
Ở tuổi 50, ông Nghiêm vẫn giữ thói quen đi thăm thú những vựa hoa ở Bình Phước, Đà Lạt hay miền Tây để học hỏi kỹ thuật trồng hoa và khảo sát giá cả thị trường. "Năm nay, tiền thuê nhân công tăng, giá thuê sạp hàng ở chợ cũng tăng nên giá hoa cũng tăng thêm 10.000-20.000 đồng mỗi chậu", ông tỏ ra hy vọng. Tôi hỏi: "Đã khi nào hoa ế quá, cận Tết, ông phải bán tống bán tháo chưa?" - "Dĩ nhiên là có rồi". Ông giải thích, làng hoa Gò Vấp ngày càng lụi tàn vì người làm hoa không theo nổi, phần vì đất đai ngày một một phần bị teo tóp để nhường chỗ cho bê tông. Ông sở dĩ còn tồn tại vì được thuê khu đất𓃲 này và cũng "chỉ muốn trồng hoa làm đẹp cho đời".
Làm đẹp cho đời nhưng người trồng hoa phải đối diện vô số nỗi lo trộm cắp, giá cả thị trường, cơ hội bán mua và nguy cơ mất đất. Hơn mười năm làm nghề báo, hầu như năm nào tôi cũng chứng kiến cảnh tiểu thương vừa khóc vừa tự tay đập những chậu hoa, cây cảnh để "giữ giá cho mùa Tết sau" khi chợ ra lệnh đóng cửa dọn dẹp trước ngày Tất niên. Mặc 🍷dù tất cả họ đều không chắc giá mùa hoa tới sẽ thế nào. Xung quanh họ, hàng trăm người dân kì kèo mua hoa với giá "rẻ như cho", thậm chí có người nhảy vào cướp và hả hê khi giật đượ♋c những chậu cây từ tay người lao động.
Khoảnh khắc đó đắng ngắt với tôi, nhất là khi nghĩ về ánh mắt bần thần của ông Nghiêm, của những phụ nữ miền Tây. Tôi hiểu vì sao họ tự tay đập bỏ bình hoa - như tự đổ đi chén cơm của mình - còn hơn để kẻ khác giành giật và cuối cùng cũn🍬g đổ.
Thành Nguyễn