Vì vậy, đất nước nhỏ bé ở Trung Mỹ này tự lo vaccine Covid-19 thông qua ♍một thỏa thuận riêng.
Ông Juan Carlos Sikaffy, chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp tư nhân Honduras, cho rằng nước này không thể chờ đợi các quy trình chậm trễ để có được vaccine. Hội đồng vừa giúp hoàn tất một thỏa thuận mua bán thông qua đảm bảo thanh t❀oán từ ngân hàng.
Nhiều quốc gia khác cũng đang mất kiên nhẫn. Không giống nhữ🐽ng đợt bùng pဣhát dịch bệnh trước đây, khi các nước nghèo hơn thường chờ đợi vaccine do LHQ và các tổ chức khác chuyển giao, nhiều nước đang muốn tự lo cho mình. Các quốc gia như Serbia, Bangladesh và Mexico gần đây tiêm chủng cho người dân thông qua các kênh quyên góp hoặc các giao dịch mang tính thương mại. Cách tiếp cận này có thể khiến chương trình Covax sẽ nhận được ít vaccine hơn nữa vì nguồn cung phân tán.
Được dẫn đầu bởi Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Liên minh phòng chống dịch bệnh (CEPI) và Liên minh vaccine (GAVI), chương trình Covax được thành lập đꦓể phân phối vaccine Covid-19 một cách công bằng. Các quốc gia có thể tham gia để mua vaccine với giá phi lợi nhuận hoặc nhậnജ vaccine tài trợ.
Mustaqeem De Gama, nhà ngoại giao Nam Phi ở Geneva, lo ngại các biến thể virus đang lây lan và sự không chắc chắn về thời điểm nhận được sản phẩ🔴m từ Covax. Ông nghi ngờ các quốc gia đăng ký Covax sẽ chỉ nhận được 10% những gì họ yêu cầu.
Ngay c💃ả khi nỗ lực thành công, mục tiêu nêu ra của Covax cũng chỉ tiêm chủng được ít hơn 30% người dân ở các nước nghèo, có nghĩa là các chính phủ phải tìm kiếm các nguồn khác để tiêm đủ mũi, nhằm đạt miễn dịch cộng đồng.
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho🥂 biết đất nước của ông buộc phải cắt giảm các hợp đồng sau khi chứng kiến nước giàu cạnh tranh nguồn cung khan hiếm. Ông tỏ ý không hài lòng về việc nhiều quốc gia đã mua liều lượng nhiều hơn cần thiết, ví von cứ như thể họ định chủng ngừa "đến cả những con mèo và con chó". Mặc dù Serbia trả 4 triệu Euro cho Covax vào năm ngoái, nhưng nước này vẫn chưa nhận được bất kỳ mũi tiêm nào từ tổ chức. Quốc gia phải tự vận động và tháng trước Serbia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng với vaccine Pfizer, Sinopharm và Sputnik V.
Sự chậm trễ trong cung cấp vaccine gần đây ở châu Âu dấy lên lo ngại về việc liệu cá🦋c nhà sản xuất thuốc có thể đáp ứng các đơn đặt hàng đang tăng lên hay không. Amanda Glassman, chuyên gia sức khỏe cộng đồng kiêm Phó chủ tịch điều hành của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, cho biết hiện có rất nhiều hợp đồng được ký kết đến mức thật khó để biết được tổng số lượng🍌 cần sản xuất theo đơn đặt hàng trong tương lai gần.
Tuần trước, Liên minh châu Phi đạt thỏa thuận mua 400 triệu liều vaccine AstraZeneca do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất. Co🐎n số đó nằm ngoài thỏa thuận của Liên minh này đàm phán trước đây về 270 triệu liều từ một số công ty dược phẩm và 600 triệu liều dự kiến nhận được từ Covax.
Một số chuyên gia cảnh báo những giao dịch mới này có thể khiến Covax bị tụt hậu, đặc biệt nếu một sốꦅ quốc gia sẵn sàng trả phí thêm. Để đảm bảo người dân Nam Phi nhận được vaccine AstraZeneca nhanh chóng, chính phủ nước này đồn🐭g ý trả giá mỗi mũi tiêm cao hơn so với châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Các lô hàng đầu tiên đến trong tuần này.
Covax hy vọng sẽ bắt đầu gửi các lô vaccine đầu tiên đến châu Phi vào🔯 cuối thán🌱g 2, nhưng các kế hoạch đó có thể thay đổi tùy thuộc vào năng lực sản xuất của nhà sản xuất và kế hoạch tiêm chủng của các quốc gia.
Mexico bắt đầu tiêm chủng cho các nhân viên y tế vào t🌠háng 12/2020 với thỏa thuận mua trực tiếp với🧔 Pfizer, nhưng tiến độ thực hiện rất chậm. Trong những tuần gần đây, quốc gia này đã phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik V của Nga nhưng cho biết các lô đầu tiên phải đến cuối tháng này mới đến nơi.
Trước lo ngại về các các nước ngh💞èo chạy đua tìm vaccine, Kate Elder, cố vấn chính sách ꦑcao cấp về vaccine tại Medecins Sans Frontieres, cho biết các quốc gia đang phát triển không nên bị chỉ trích vì tìm cách đảm bảo các hợp đồng vaccine tư nhân. Hiện tượng này chính xác là những gì các nước giàu đã làm vào năm ngoái. Bà cho rằng mỗi quốc gia chỉ đang làm những gì cần thiết làm để bảo vệ người dân. Song, bà cũng thừa nhận điều này sẽ làm tổn hại đến nỗ lực phân phối vaccine của các tổ chức quốc tế trong tương lai.
Mặc dù Ấn Độ đã ký hợp đồng cung cấp cho Covax vài trăm triệu liều, nhưng vaccine họ sản xuất chưa được WHO phê duyệt, có nghĩa Ấn Độ không thể cung cấp chúng cho chương trình của Liên Hợp Quốc. Trong khi đó,💛🐼 Ấn Độ tặng cho các nước láng giềng, bao gồm Sri Lanka, Bangladesh và Nepal hơn 5 triệu liều. Tiến sĩ Haritha Aluthge, Hiệp hội Cán bộ Y tế Chính phủ Sri Lanka, kêu gọi WHO can thiệp trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt về vaccine và việc chậm trễ phân phối từ Covax
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus gần đây cảnh báo thế giới đang đứng trước bờ vực của một "thảm họa đạo đức" nếu vaccine Covid-19 không được phân phối công bằng, nhưng cơ quan này không có quyền buộc các nước giàu phải chia sẻ. Những lời kêu gọi các nư𓆉ớc hành động phối hợp hầu như bị phớt lờ. Na Uy là quốc gia duy nhất cho biết sẽ gửi vaccine đến các nước nghèo khi công dân của họ đã được chủng ngừa, nhưng giới chức không nói rõ số lượng dự kiến hiến tặng. Anh choꦑ biết sẽ không chia sẻ cho đến khi hoàn thành chương trình tiêm chủng của riêng mình. Australia, quốc gia gần như ngăn được sự lây nhiễm Covid-19, không đưa ra thời hạn có thể chia sẻ vaccine với các nước láng giềng nghèo hơn ở Đông Nam Á và các đảo ở Thái Bình Dương.
Krishna Udayakumar, Giám đốc Viện Y tế Toàn cầu Duke, cho biết áp lực đối với nguồn cung cấp vaccine trên thế giới sẽ chỉ giảm đi khi có nhiều sản phẩm hơn chứng tỏ hiệu quả. Ông cho rằng Covax là nền tảng đa phương toàn cầu duy nhất cho khả năng tiếp cận và bình đẳng toàn cầu về vaccine. Tuy nhiên, hiện nay, nó chỉ tiếp cận được một lượng tương đối nhỏ mặt hàng này. "Vì vậy, cách duy nhất vẫn là cần có nhiều vaccine hơ🧸n", ông nói.
Bảo Châu (Theo SCMP)