Ông Lý Minh Lâm, phường Thuận An, thị xã Long Mỹ cho hay, nhiều ngày qua, gia đình ông phải ngừng lấy nư♋ớc sông Cái Lớn tưới vườn nấm rơm vì nguồn𝔍 nước bị ô nhiễm. Lão nông đang tính toán đầu tư ống nhựa dẫn nước từ mương vào để duy trì nguồn nước cho trại nấm.
Dòng nước sông đen kịt, bốc mùi hôi thối kéo dài hơn 10 km, từ thị xã Long Mỹ đến huyện Long Mỹ𓃲. Một số nơi cá chết, nổi lềnh bềnh. Còn nước sinh hoạt trong khu vực ngả vàng, đỏ.
Nuôi cá lóc, cá trê và thác lác dưới sông, ông La Bảo Khánh (xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ) đang lo lắng. Năm trước nước ở đây cũng rơi vào cảnh tươꦛng tự, khiến cá trong lồng của ông chết, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Ông Nguyễn Ti♉ến Danh (Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ) cho biết, qua khảo sát, nguyên nhân khiến nước sông Cái Lớn chuyển màu đen do hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân. "Địa phương loại trừ nguyên nhân các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm xả thải vì họ đã ngưng sản xuất từ lâu🌳", ông Danh nói.
Theo ông Danh, người dân thu hoạch vụ ♑lúa hè thu hơn 10.000 ha trong những hôm mưa, nước từ rơm rạ theo dòng chảy ra gây ô nhiễm. Rơm rạ của các diện tích lúa còn sót lại bị thối rữa, cùng dòng nước từ vùng sản xuất nông nghiệp huyện Phụng Hiệp chảy sang khiến nước sông chuyển màu đen hơn.
UBND thị xã đã yêu cầu các địa phương đ🌄óng các cống, đập, trạm bơm để ngăn nước đen từ ruộng ra sông. Còn nước sinh hoạt chuyển màu, nhà máy nước Long Mỹ sử dụng chủ yếu nước ngầm, nguồn dự phòng để xử lý, phục vụ người dân.
Sông Cái Lớn dài khoảng 60 km, bắt nguồn từ huyện Long M🌞ỹ (Hậu Giang), chảy theo hướng Tây - Bắc qua các huyện Gò Quao, Vĩnh Thuận, An Biên, Châu Thành và đổ ra vịnh Rạch Giá, thuộc tỉnh Kiên Giang.
Hồi tháng 5/2019, nước sông chảy qua huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ cũng chuyển màu đen, khiến thủy sản tự nhiên và nuôi trong bè chết hàn❀g loạt.
Kết quả quan trắc nước mặt đoạn sông của Sở Tài nguyên - Môi trường Hậu Giang cho thấy có nhiều chỉ số đã vượt quy địnꦡh. Nguồn nước mặt bị ôไ nhiễm hữu cơ làm phát sinh mùi hôi và màu đen.
Khu vực bị ô nhiễm có các nguồn thải từ cơ sở xay lúa, giết mổ, chăn nuôi, nước thải đô thị... Tuy 📖nhiên, hầu hết cơ sở này có lưu lượng xả thải thấp, không liên tục, phân tán. Nơi có nguồn xả thải công nghiệp lưu lượng lớn là nhà máy đường cồn Long Mỹ Phát. Hiện nhà máy này đã ngưng hoạt động.
Cửu Long