Chị Hạnh (mẹ bé) từng 5 lần lưu thai, phải thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Lần này, chị có thai vào tháng 9/2022. Đến ngày 3/1, khi thai ở tuần 18, cổ tử cung của chị tụt sâu, không đáp ứng với thuốc giảm co. Bác sĩ không thể khâu vòng c🔯ổ tử cung do túi ối căng phồng, nguy cơ vỡ cao. Chị tiếp tục điều trị giảm co để tránh vỡ màng ối, ngăn nhiễm trùng.
Tuần thai 21, màng ối tiếp tục căng phồng. Sau hội chẩn liên khoa, Phó giáo sư Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản (IVF) Tâm Anh Hà Nội, sử dụng kim chọc hút noãn trong thụ tinh ống nghiệm hút 120 ml dịch ối ra ngoài, tránh vỡ ối. Bác sĩ Hiền Lê, Trung tâm Sản Phụ khoa, phối hợp đẩy túi ối ra khỏi cổ tử cung, khâu vòng thành công, màng ối toàn vẹn💙.
Thai 24 tuần, chị Hạnh vỡ ối, chân thai nhi nằm gọn trong âm đạo, 𓆉bác sĩ Lê mổ khẩn lấy thai, ngày 14/2. Bé 🤡lập tức được hồi sức thông khí áp lực dương, kẹp và cắt dây rốn chậm sau sinh, điều trị ở khoa Hồi sức sơ sinh.
Ngay sau sinh, bé được hỗ trợ hô hấp bằng nội khí quản, bơm surfactant giúp phổi nở tốt. Các bác sĩ đặt ống thông (catheter) tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch trung tâm để cung cấp dinh dưỡng cho bé trong thời gian chờ đợ💙i hệ tiêu hóa trưởng thành.
BS.CKII Lê Tố Như, Trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết tuần đầu tiên sau sinh là giai đoạn khó khăn nhất vì trẻ sinh cực non có nguy cơ suy hô hấp nặng, suy tuần ༒hoàn, xuất huyết não, vàng da, viêm ruột, nhiễm khuẩn.
Khoa Sơ sinh dự phòng nguy cơ bé xuất huyết não trong 72 🌠giờ đầu và viêm ruột hoại tử. Các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn được kiểm soát nhằm bảo vệ thần kinh của trẻ. Bé đáp ứng tích cực🐼 với phác đồ điều trị ngay trong tuần đầu sau sinh.
Trong quá trình điều trị, bác sĩ phát hiện bé suy giáp bẩm sinh và chữa sớm bằng hormone. 8 tuần sau sinh, bé được rút nội khí quản, thở máy không xâm nhập (thở bằng máy mà không cần đưa dụng cụ hỗ trợ vào trong cơ thể). Bác sĩ Tố Như giải thích bé sinh non, sử dụng phương pháp hỗ trợ thở ban đầu 🎃là cần thiết nhưng nếu kéo dài sẽ lệ thuộc, mà trẻ cần tập phản xạ hô hấp tự🐠 nhiên.
Bé được nuôi lớn từ nguồn sữa mẹ thanh trùng do mẹ chưa có sữa. Bác sĩ khám võng mạc, thính lực, siêu âm não, tiêm vaccine..., cho bé xuất viện khi 40 tuầ🌺n tuổi.
Ngày 24/7, bác sĩ Tố Như choꩵ biết: "Bé sinh ra chỉ bằng bàn tay người lớn, là ca sinh non nhẹ nhất Việt Nam ở tuần thai 24", thêm rằng bé tăng trưởng khoảng 147 g mỗi tuần, là kỳ tích. Sau 🍸gần 4 tháng điều trị, sức khỏe bé ổn định, nặng 2,8 kg, bắt đầu bú mẹ.
Sinh non là em bé chào đời trước 37 tuần thai với nhiều nguy cơ về🐻 sức khỏe. Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nguy cơ sinh non nên khám tại cơ sở y tế 🐲có chuyên khoa sản và đơn vị hồi sức sơ sinh tốt để dự phòng, kịp thời xử trí khi có tình huống xấu.
Khuê Lâm